Nhiếp ảnh gia nổi tiếng David Burnett đã chuyển sang Sony sau 40 năm dùng Canon

Gần đây, David Burnett, phóng viên ảnh hàng đầu thế giới, đã chia sẻ về việc ông chuyển sang dùng camera Sony sau hơn 40 năm gắn bó với Canon. Nhiếp ảnh gia này từng chụp ảnh chiến trường ngay sát Nick Ut - tên tuổi gắn liền với bức ảnh “Em bé Napalm”. Đoạn video dài 5 phút dưới là những suy nghĩ của ông.

 

 

 

>> Thủ thuật dịch phụ đề tiếng Việt cho mọi video trên Youtube

 

Burnett hiện là một trong những phóng viên ảnh hàng đầu trên thế giới và là đồng sáng lập của Contact Press Images. Bộ sưu tập các tác phẩm kéo dài hàng thập kỷ của ông từng được xuất bản rộng rãi trên tạp chí TIME và ông đã giành được nhiều giải thưởng uy tín như Huân chương vàng Robert Capa. Ông từng làm cho tạp chí Life và tạp chí TIME để phản ánh về chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian đó, David đã có được nhiều tác phẩm giá trị về cuộc chiến. Nhiếp ảnh gia này từng chụp ảnh chiến trường ngay sát Nick Ut, tên tuổi gắn liền với bức ảnh “Em bé Napalm”.

Mặc dù đã thành lập hãng thông tấn ảnh riêng ở New York nhưng tình yêu nghề vẫn khiến David rong ruổi nhiều nơi để chụp ảnh. Ông đi ghi hình những sự kiện nổi tiếng như Olympic, các chiến dịch tranh cử… Nhiều tác phẩm đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn trênWorld Press Photo, nhà nhiếp ảnh của năm bình chọn bởi tạp chí NPPA.

 

 

Chia sẻ về quyết định lớn của mình, Burnett cho biết: "Tôi quyết định đổi sang Sony vì hãng này sở hữu rất nhiều công nghệ mới, nhiều điểm ưu việt chưa từng có trước đây."

"Tôi đã sử dụng không ít thiết bị Canon (gần đây là body 6D, model được dùng rộng rãi), sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cho người dùng chuyên nghiệp nhưng tôi cảm thấy Canon đã không mang lại nhiều cải tiến đáng kể trong vài năm nay", Burnett chia sẻ. "1DX rất tốt nhưng lại quá to đối với tôi."

"Lý do mà máy ảnh Sony lại có sức hút với tôi đến vậy: ưu điểm lớn là tốc độ."

"Tốc độ chụp của Sony (a9 a7R III) đều cực nhanh (20fps và 10fps) đặc biệt phù hợp khi chụp thể thao, đó là một lợi thế thực sự", Burnett nói.

"Chất lượng của lens Sony rất tốt. Tôi đã dùng rất nhiều ống kính 50mm, nhưng Sony Zeiss 55mm F1.8 là ống kính 50mm nét nhất mà tôi từng có."

"Tôi thích chụp một số môn thể thao với tốc độ nhanh 20 khung hình/giây, còn với tốc độ 5 khung hình/giây vẫn dễ bị lỡ nhiều khoảnh khắc đẹp, đặc biệt trong các cử động nhanh".

 

 

David cũng rất ấn tượng với sức mạnh của máy ảnh Sony, cả một hệ thống mạnh mẽ bên trong một "thân hình" nhỏ bé

"Với độ phân giải lớn sẽ cho những bức ảnh có kích thước lớn và chất lượng cao," Burnett chia sẻ. "Trọng lượng của máy nhẹ hơn hẳn so với những sản phẩm tôi đang sử dụng. Đây cũng là vấn đề mà các nhiếp ảnh gia đều phải đối mặt trong nhiều hoàn cảnh tác nghiệp khó khăn. Sau 50 năm hành nghề, tôi thấy rõ điều đó."

Trước đây David dùng Nikon rồi sang Canon và giờ chuyển hoàn toàn sang Sony. Cuối cùng, ông cũng hài lòng với ý tưởng đột phá của mình mà vẫn có thể tận dụng các ống kính cũ hiện có, bởi ông vẫn có thể lắp các ống kính huyền thoại có tuổi đời vài chục năm trên “chiếc máy ảnh của thế kỷ 21”.

“Tôi có rất nhiều ống kính yêu thích và vẫn có thể sử dụng chúng trên camera Sony nếu dùng ngàm chuyển”. Nhiếp ảnh gia này chia sẻ: "Giờ thiết kế của các model Sony mirrorless đã gọn gàng hơn, có khả năng tích hợp với nhiều ống kính cũ. Tôi có tất cả mọi thứ từ Canon tilt-shift, ống kính đặc biệt của FD, một số máy ảnh Nikon cổ điển, và những thứ như Whistle, Rokkors, và vài ống kính 16mm cổ, tất cả đều rất đặc biệt." 

Dưới đây là bức ảnh mà Burnett chụp tại hội chợ Vanity Fair vào tháng 5 năm ngoái, ông đã sử dụng Sony a6500 và ống kính Kodak 50 năm - Ektanon 50mm (được thiết kế chuyên quay phim nhưng nó có cả chip APS-C).

 

 

Nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick tại Đài Tưởng niệm Việt Nam ở Washington DC. © 2017 David Burnett

 

Mặc dù, việc chuyển đổi hoàn toàn sang hệ thống máy ảnh mới vẫn có nhược điểm. Đến nay, một trong những thách thức David đang phải đối mặt chính là các thao tác với menu của Sony. 

Ông nói: "Điều khó khăn nhất là để làm chủ chiếc máy, đó chính là lúc thiết lập các thông số. Thường người dùng mới sẽ cảm thấy như phải đi bộ qua mê cung khi bịt một mắt. Vì vậy, tôi nghĩ mình cũng cần một khoảng thời gian ngắn để làm quen với Sony. 

"Trong khi các menu có thể gây nhầm lẫn khi chọn các thông số chi tiết, Sony cũng có rất nhiều tùy chọn thiết lập máy ảnh. Đến bây giờ, tôi vẫn tiếp tục bị nhấn sai một số nút, nhưng dù sao đó mới chỉ là những bước khởi đầu."

Có thể nhiều người nghĩ rằng trước đây Burnett được tài trợ từ Sony hay Canon & Nikon. Câu trả lời là ông chưa bao giờ được hãng nào hỗ trợ trong sự nghiệp của mình, nhưng ông đã sẵn sàng bỏ ra một tuần để thử chụp với máy ảnh Sony và cuối cùng đã quyết định chọn chiếc a9 mới. 

"Phải nói rằng, cuối cùng tôi cảm thấy mình đã bước vào thế kỷ 21 khi dùng chiếc máy ảnh này", David kết luận trong video.

Theo Petapixel


[Video] Hướng dẫn chụp ảnh chân dung đẹp trong không gian nhỏ
5 lý do khiến tôi quay về với CANON khi đang dùng SONY
8 kiểu filter sáng tạo cho ảnh đẹp tự chế trong vài giây
‘Ecosystem Map’- biểu đồ hệ sinh thái ngành nhiếp ảnh năm 2018
'Điểm mặt' những bức ảnh xuất sắc nhất của National Geographic năm 2017
[Photoshop] Hướng dẫn cách "cứu sáng" ảnh chân dung
Canon có thể thêm nhận dạng vân tay vào thân máy & ống kính

Related Articles