"Sinh nghề tử nghiệp" phóng viên ảnh chiến trường

Phóng viên ảnh chiến trường cũng là nghề thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh nhưng lại thuộc những nghề nguy hiểm nhất thế giới, nơi tác nghiệp đúng nghĩa là sinh nghề tử nghiệp. Camera họ dùng hầu hết là dòng Canon 1D "trâu bò" huyền thoại, với những chiếc lens L trứ danh. 

 

Chúng đủ bền để có thể quăng quật khắp nơi trên thế giới mà không hỏng. Mỗi tấm ảnh dưới đây là tấm ảnh biết nói, là một câu chuyện sinh động. Hãy xem các bức ảnh để cùng trải qua những khoảnh khắc rung động lòng người để thấy được niềm đam mê và sự dũng cảm của họ.  

Cảnh sát chống bạo động đấm phóng viên ảnh Tatiana Bolari trong cuộc biểu tình tại Athen, Hy Lạp ngày 5, tháng 11, 2011. Cảnh sát đã tấn công vài phóng viên, làm bị thương ít nhất 2 người.

Một nữ phóng viên ngã xuống đất sau khi hít phải khí ga bắn bởi quân đội Israeli trong cuộc đụng độ với người biểu tình gần biên giới Israel và dải Gaza, ngày 23 tháng 10, 2015.

Phóng viên hãng thông tấn Reuters - Gleb Garanich, bị thương bởi cảnh sát chống bạo động nhưng vẫn tiếp tục tác nghiệp. Sự việc này xảy ra vào 30 tháng 11, 2013, tại quảng trường Độc Lập, Kiev Ucraina, lúc đó đang có cuộc biểu tình ủng hộ việc gia nhập Liên Minh Châu Âu. Ẩu đả đã diễn ra giữa người biểu tình và cảnh sát. Cảnh sát sử dụng baton và lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông.

Phóng viên người Pháp Remi Ochlik tại Cairo, Ai Cập vào ngày 23, tháng 11, 2011. Remi Ochlik và thông tấn viên người Mỹ Marie Colvin bị giết vào 22 tháng 2, 2012 tại Syri khi tên lửa rockets của chính phủ bắn trúng ngôi nhà họ đang ở. 2 phóng viên hoặc nhiều hơn đã bị thương trong vụ tấn công. Cả Colvin và Ochlik đều là phóng viên chiến trường kỳ cựu dày dạn kinh nghiệm, đạt nhiều giải thưởng quốc tế, đã hoạt động ở những nơi ác liệt nhất gồm Trung Đông, Châu Á và Châu Phi

Phóng viên ảnh Reuters người Hy Lạp - Yannis Behrakis, đang nấp sau tường trong cuộc đấu súng giữa quân đội Israeli và Palestin trên bờ Tây thành phố Ramallar, tháng 3 2001.

Phóng viên người Palestin - Moamen Qreiqea chụp đoàn người biểu tình kêu gọi thả phía Israel thả tù nhân người Palenstine tại thành phố Gaza, ngày 1 tháng 10, 2012. Qreiqea, 25 tuổi, mất cả 2 chân trong cuộc không kích của Israel năm 2008 trong khi đang tác nghiệp tại bờ đông dải Gaza. Ông bố trẻ của 2 đứa con đã không gục ngã, anh quyết định tiếp tục theo đuổi sự nghiệp phóng viên chiến trường bất chấp việc phải ngồi xe lăn.

Phóng viên ảnh, gồm phóng viên tờ New York Times Tyler Hicks (bên phải, đeo kính) và Lynsey Addario (xa bên trái), phóng viên Getty Images (thứ hai bên trái), phóng viên tự do Holly Pickett (thứ 3 bên trái) và Phillip Poupin (thứ 4 bên trái), chạy thục mạng trong cuộc dội bom bởi chính phủ Liban gần nhà máy lọc dầu Ras lanuf ngày 11, tháng 3, 2011. Hicks, Addario và 2 nhà báo khác đã mất tích sau khi tụt lại phía sau.

Phóng viên Reuters Abed Omar Qusini ngã xuống sau khi bị thương trong cuộc giao chiến tại khu Bờ Tây Nablus, Palestine, ngày 3 tháng 5, 2004

 
 Bạn bè, người thân và gia đình khóc thương chia buồn trong đám tang của Luis Carlos Santiago ngày 18, tháng 9, 2010. Santiago, phóng viên 21 tuổi làm việc cho tờ báo El Diario đã bị giết sau khi bị tấn công bởi nhóm người có vũ trang. Thời điểm đó, Santiago lái xe, đồng nghiệp của anh ngồi cạnh bị thương nặng.
 
Phóng viên nấp sau một thùng nước rỗng trong cuộc giao chiến tại Alemao, Rio de Janeiro, 27 tháng 11, 2010.
 

Thông tấn viên Reuters, David Lewis đang ẩn nấp sau xe quân đội của lực lượng Liên Hiệp Quốc. Thời điểm đó đang diễn ra cuộc đấu súng khốc liệt tại Kinshasa, ngày 11, tháng 11, 2006

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy một phóng viên tại cuộc biểu tình diễn ra ở Quảng Trường Taksim, Istanbul, ngày 11, tháng 6, 2013. Cảnh sát đã dùng khí ga và vòi rồng phun vào hàng trăm người biểu tình được vũ trang bởi đá và pháo sáng - những người này đang cố chiếm lại quảng trường trung tâm Istanbul.

Theo reuters.com

Related Articles