So sánh chế độ chụp chân dung trên iPhoneX, Note 8, Pixel 2 với máy ảnh 182 triệu đồng - Hasselblad X1D

Ngày nay, camera kép đã trở nên phổ biến trong thế giới smartphone và tính năng chụp chân dung xóa phông được các hãng di động ưu ái tập trung phát triển mạnh. Reviewer Marques Brownlee sẽ giải thích cách thức hoạt động của chế độ này kèm thêm so sánh kết quả chụp chân dung của iPhone X, Note 8 và Pixel 2 so với máy ảnh Hasselblad X1D (hiện có giá hơn 181 triệu đồng).

>> Thủ thuật dịch phụ đề tiếng Việt cho mọi video trên Youtube

 

Vì cảm biến trên điện thoại thông minh quá nhỏ và trường ảnh lại rất rộng, hầu hết mọi thứ trong một bức ảnh bình thường được chụp bằng camera điện thoại sẽ ở chế độ focus. Chế độ chân dung mô phỏng độ sâu trường ảnh bằng cách sử dụng edge detection/depth mapping để phân biệt giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Sau đó, nó sẽ làm mờ phía nền để tạo độ sâu và làm nổi bật chủ thể.

   

Như Brownlee nói, iPhone X và Samsung Note 8 áp dụng depth mapping để tìm ra chủ thể chính trên tiền cảnh. Những smartphone này sử dụng dữ liệu từ ống kính góc rộng và ống tele để tạo ra một depth map để tạo chiều sâu, sau đó làm mờ các vật thể phía sau một cách nhân tạo tùy thuộc vào độ dài của chúng từ đối tượng trong tiêu điểm. 

 

 

Pixel 2 có cách tiếp cận khác - sử dụng tách pixel để tạo depth mapmachine learning giúp xác định chủ thể chính và tạo mặt nạ. Bởi vì nó không dựa vào hai ống kính riêng biệt như iPhone X và Note 8, Pixel 2 có thể thực hiện các shot Portrait mode từ camera  mặt trước.

 

 

Nhìn ảnh kết quả, Brownlee phát hiện ra: IPhone X có vẻ như tập trung vào khuôn mặt hơn mọi thứ khác. Pixel 2 dường như làm tốt hơn việc giữ toàn bộ đối tượng trong tiêu điểm, nhưng áp dụng chế độ sharpening (làm sắc nét) phía tiền cảnh và tích cực làm mờ hậu cảnh, làm cho hình ảnh nhìn kém tự nhiên hơn. Note 8 lại hội tụ các ưu điểm của hai máy trên. 

 

 
Nếu đối tượng nằm quá xa camera, điện thoại thông minh chỉ chụp một bức ảnh thông thường.

 

 
Chế độ Chân dung rõ ràng là kém hơn nếu đối tượng không phải là con người.

 

Hasselblad X1D-50c là mẫu máy ảnh không gương lật sử dụng cảm biến khổ lớn thuộc phân khúc medium-format. Cảm biến CMOS có kích thước 44x33mm (gấp 1,5 lần so với full-frame), độ phân giải 50MP, hỗ trợ quay Video Full-HD 25fps, dải ISO từ 100-25.600, lấy nét theo tương phản.

Dữ liệu màu file ảnh chụp từ máy ảnh Hasselblad X1D-50c là 16-bit và dải tương phản động có thể lên tới 14 stop. Thiết kế của Hasselblad X1D-50c theo tiêu chí tối ưu kích thước và khối lượng, theo dạng liền mạch. Kích thước của máy chỉ tương đương một máy ảnh DSLR Full-frame, với trọng lượng 725g. Màn hình của X1D-50c có kích thước 3 inch, kiểu TFT, 24-bit màu, độ phân giải 920.000 điểm ảnh và hỗ trợ cảm ứng.

Brownlee cho thấy rằng các tính năng thuộc về phần mềm và trang bị phần cứng của camera trên điện thoại thông minh đang cải tiến với tốc độ ngày càng nhanh, nhanh hơn nhiều so với các hãng máy ảnh truyền thống. Các tính năng như xóa phông sau khi chụp được cải tiến mạnh hoặc hiệu ứng ánh sáng nhân tạo giống như những gì mà iPhone X hiện sở hữu là những thứ mà máy ảnh truyền thống không có được. 

"Khả năng điện thoại thông minh mô phỏng các máy ảnh 'thực' được cải thiện mỗi năm và với những người không chuyên thì sẽ khó có thể phân biệt. Với sự cập nhật không ngừng của các dòng điện thoại thông minh, khả năng smartphone sẽ tiếp tục tiến gần tới mirrorless và DSLR."  

"Tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ luôn luôn có thể tìm ra các điểm hơn thua nếu bạn soi kỹ từng pixel ảnh chụp từ điện thoại thông minh với ảnh chụp từ một cảm biến lớn chuyên nghiệp chỉ bởi những hạn chế vật lý của các hãng điện thoại. Họ vẫn cố gắng để thực hiện những gì tốt nhất để nâng cấp chất lượng vượt bậc từ cảm biến nhỏ để thực hiện những điều to lớn hơn", Brownlee kết luận.

Những chiếc máy ảnh lớn sẽ luôn có chỗ đứng của họ - các chuyên gia sẽ luôn mua nó. Tuy nhiên, camera trên smartphone cũng đang nhận được nhiều phản hồi rất tốt.

 

Theo Marques Brownlee/Petapixel

Related Articles