Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh kỳ quan bầu trời

Để có được những bức ảnh tuyệt đẹp về bầu trời, có lẽ là bạn không cần phải đi đâu quá xa mà có thể tìm thấy ngay ở gần nơi bạn sống. Điều cần thiết là bạn phải đi khám phá địa điểm thích hợp nơi có khoảng không rộng thoáng, không bị che khuất tầm nhìn bởi các ngôi nhà cao tầng nếu như đang ở thành phố. Và việc còn lại là setup máy & chờ đúng lúc mà thôi.

Chụp được tia sáng đẹp rọi ra từ đám mây lớn còn tùy thuộc vào thời tiết nơi bạn sống là mùa đông hay mùa hè, vị trí địa lý. Thông thường, mùa hè và mùa thu chắc chắn sẽ chan hòa sáng mặt trời. Không kể những trường hợp ngoại lệ ví dụ như bạn đang ở Bắc cực hay Nam cực thì gần như ngày cũng như đêm. Bắt được đúng thời điểm là bước quan trọng nhất để có bức hình lý tưởng. Sau đó cần “chộp” được góc ánh sáng rọi là tất cả những gì giúp bạn hoàn thiện bức hình.

Thú vui chụp vẻ kỳ quan của bầu trời, còn được gọi là Skyscape Photograph, cũng không quá phức tạp để có được hay cần setup cầu kỳ. Bạn có thể chụp vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kỳ thời điểm nào trong năm. Để có bức ảnh ấn tượng, ngoài yếu tố kỹ thuật điều đó còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm của người chụp

Xử lý với ánh sáng

Khi chụp ảnh bầu trời, kết quả ảnh chụp sẽ phụ thuộc phần lớn vào ánh sáng tự nhiên tại thời điểm đó. Một ngày u ám xám xịt sẽ cho kết quả hình ảnh khá tối và buồn tẻ. Nếu bạn có thể chờ đợi thời khắc hoàng hôn hoặc khi có điều kiện thời tiết kịch tính, bầu trời thường có sắc xanh mạnh mẽ và cam và có những tia sáng hắt sẽ tạo hiệu ứng đẹp vô cùng. Đặt máy ảnh trên tripod (3 chân), và cài đặt camera DSLR ở chế độ sau: AV (Aperture-Priority). Sử dụng một ống kính góc rộng và f-stop nhỏ (giữa f/11-f/32) cho ảnh có chiều sâu hơn.

Bình minh và hoàng hôn

Hoàng hôn sẽ cho bức ảnh nhuốm sắc đỏ mạnh mẽ và cam. Ảnh mặt trời mọc và mặt trời lặn cần được chụp trong thời gian "giờ vàng", đó là những khoảng khắc đầu tiên hoặc cuối cùng của ánh sáng mặt trời. Đối với nhiếp ảnh lĩnh vực này nên sử dụng một chân máy và một ống kính góc rộng

 Tầng tầng lớp lớp mây cuộn hùng tráng

Để có cảnh này nên trọn thời điểm trước cơn bão và bạn phải thật khẩn trương đấy nhé! Bạn sẽ thấy những đám mây đen mây xám của cơn bão tiềm năng đang lớp lớp kéo về rất nhanh theo gió. Để chụp được hình đẹp cho thể loại này, bạn cần phải tìm được góc và thời điểm có mặt trời ló ra khỏi những đám mây là điểm chính làm “đèn nền”. Nếu không có ánh sáng sót lại của mặt trời thì chắc hẳn những đám mây sẽ chỉ xuất hiện như là một khối đen không thể hiện lên hình khối rõ rang và hoành tráng được.

Sử dụng một giá ba chân cứng chắc để có thể trụ vững cho máy ảnh đề phòng cả trong trường hợp có gió to. Thiết lập độ mở ống kính f/11-f/32 cho độ sâu trường ảnh nét sắc hơn, sâu hơn và việc còn lại của bạn là chờ đúng thời điểm.


“Amazing Matterhorn”, tác giả Thomas Fliegner đăng trên 500px

Chụp chân dung với nền trời


Nếu bạn muốn chụp chân dung với một nền trời đầy kịch tính, chắn hẳn bạn sẽ phải chịu khó leo cao rồi. Nếu ánh sáng không đủ với màu nền quá tối (như trong hình) đang bị ngược sáng thì nên sử dụng thêm đèn flash để chiếu sáng đối tượng.

Một nền trời như thế này thực sự là ấn tượng phải không? (Ảnh: “Blinded”, tác giả Max Rive đăng trên 500px)


(Credit: Hendra Lesmana of Cheese N Click Photography, 500px)
Hiệu ứng chùm ánh sáng lung linh của nền trời giúp cho bộ ảnh cưới trông thật tuyệt phải không?

Ứng dụng kỹ thuật Panorama (Toàn Cảnh)

Ảnh chụp bầu trời khá lý tưởng cho những bức ảnh toàn cảnh. Thậm chí nếu bạn không có một ống kính góc siêu rộng, bạn vẫn có thể tạo ra hiệu ứng toàn cảnh bằng cách “nối” những bức hình riêng biệt với nhau bằng cách sử dụng Photoshop. Sử dụng một giá đỡ ba chân Tripod, và chắc chắn rằng đường chân trời phía trước mặt bạn là thẳng tắp. DuyTom sẽ có bài hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật này sau cho Quý độc giả.

Gợi ý về kính lọc

Nếu bạn muốn có một bức ảnh ấn tượng, thấy rõ sự chuyển động của từng khối mây, thì bạn nên sử dụng thêm kính lọc Polarized chống phân cực hoặc kính lọc ND cho ống kính. Nó sẽ làm giảm lượng ánh sáng rọi vào ống kính máy ảnh, đồng thời chống lóa cho lens. Nói rõ hơn một vài loại kính lọc như CPL/ND/GND để cho lens dễ ghi lại rõ hình ảnh tia nắng mặt trời trong trường hợp ánh sáng rọi hơi yếu, không được sắc nét hoặc bầu trời thì sáng mà cảnh dưới lại tối. Kính lọc dạng GND sẽ giúp bạn cân bằng độ sáng, giúp bầu trời không sáng quá, còn phần mặt đất tối sẽ trở nên rõ nét hơn.

Gợi ý thiết bị sử dụng

Bạn nên có một lens góc rộng để có một bức ảnh panorama và chụp bầu trời rộng lớn. Thời điểm chụp bầu trời đẹp nhất thì bạn nên chọn vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Phải tranh thủ chuẩn bị đầy đủ đồ nghề trước đó, nếu không thời điểm “vàng” cũng qua đi rất nhanh đó.  Pin trong máy đã sạc đầy đủ, nếu có điều kiện thì nên trang bị thêm pin dự phòng.

Điều quan trọng thứ hai là phải có chân máy (Tripod) cho những bức hình chụp phong cảnh để tránh rung làm mờ hỏng ảnh. Thực tế rất nhiều tay chơi ảnh chuyên chụp phong cảnh thường có thêm điều khiển từ xa giúp họ kết nối với máy ảnh khi cần chụp không phải chạm vào nút chụp trên camera mà chỉ việc bấm vào công tắc trên dây nối tới máy ảnh. Việc này sẽ giúp chống rung hoàn hảo cho máy ảnh và người chụp sẽ chủ động hơn rất nhiều.

Gợi ý những lens góc rộng được đánh giá dưới đây khá lý tưởng để chụp kỳ quan bầu trời:

Đánh giá Canon EF 16-35mm f/4 L IS - Đỉnh cao góc rộng của Canon

Đánh giá Canon 17-40mm f/4 L USM - Lens góc rộng cao cấp vừa tầm giá

Đánh giá Sigma 12-24mm f/4.5-5.6 EX DG HSM - Lens góc siêu rộng rẻ tiền dành cho Canon

Đánh giá Sigma 35mm F1.4 DG HSM Art - Kẻ thách thức ông trùm Canon 35mm f/1.4L

10 bức ảnh bán chạy nhất trên trang 500PX

 

 Tham khảo Exposureguide

 

 

 

Related Articles