Hệ màu áp dụng trên màn hình thiết bị điện tử và chất liệu in ấn là hoàn toàn khác nhau, bạn cần nắm vững những điều cơ bản về điểm tách biệt giữa hai chuẩn màu này để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi. Sẽ có lúc, bạn không hiểu tại sao nhiều bức ảnh sau khi chụp mà nhìn trên máy ảnh kỹ thuật số thì rất đẹp nhưng đến khi in ra lại không được như ý muốn. Bằng cách thay đổi tỉ lệ RGB (Red Green Blue), con người có thể tạo ra vô số màu khác nhau, và việc tổng hợp từ 3 màu (nguồn sáng) RGB gọi là tổng hợp màu cộng – additive color. Việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện trên các vật có khả năng phát ra ánh sáng (ví dụ: màn hình ti-vi, máy tính...). Còn trong ngành in, người ta thường phải sử dụng các vật liệu như giấy, nhựa, bạt, ni-lông.. đều là những thứ không có khả năng phát sáng mà đơn thuần phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới.
Đôi khi, vì một lý do nào đó mà bạn đã chụp một bức hình không được như ý muốn, có thể nói là chẳng có gì đặc sắc. Hiển nhiên, khi chơi ảnh thì ai cũng mong tác phẩm của mình chụp được phải đẹp và có sức truyền cảm. Trong video này, nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ và Youtuber YuriFineart sẽ 'bật mí' cho bạn thấy làm thế nào để biến một bản chụp nhạt nhẽo để trở nên có hồn hơn bằng cách chuyển đổi thành ảnh đen trắng. Vậy thì, hãy thử những bước sau để biến thành một tác phẩm nhiếp ảnh bằng một số điều chỉnh lựa chọn cẩn thận.
Khi chụp ảnh, có lẽ bạn cũng từng gặp phải vấn đề với điểm cần lấy nét thì máy không set mà lại tìm nét vào điểm không cần đến khi đặt ở chế độ Autofocus, vậy phải setup thế nào? Thật ra, ngoài trình độ kỹ thuật, còn một số thứ khác có thể làm cho bạn đau đầu với chế độ tự động lấy nét này. Dưới đây là đoạn video 14 phút giải thích về 8 vấn đề thường gặp và giải pháp của nhiếp ảnh gia Steve Perry đến từ Backcountry Gallery.
Nhà nhiếp ảnh bậc thầy về du lịch Bob Holmes đã có buổi chia sẻ kinh nghiệm đáng quý với kênh AYP về bí quyết tận dụng tối đa vẻ đẹp của ánh sáng, cách chụp ở nhiều môi trường khác nhau với 3 loại ánh sáng cơ bản & những bí mật để kiểm soát ánh sáng trong nhiếp ảnh.
Với clip minh họa đơn giản dưới đây, bạn sẽ hiểu tại sao lens 50-200mm lại là 'người bạn' đặc biệt phù hợp với nhu cầu chụp chân dung. Ở tiêu cự càng ngắn & góc càng rộng sẽ tạo 2 hiệu ứng: Biến dạng khuôn mặt (mũi to, mặt hóp) hoặc lấy nhiều hậu cảnh, vô hình chung có thể khiến phông nền trông lổn nhổn nhiều chi tiết thừa.
Trong quá trình sử dụng máy ảnh DSLR, thật khó có thể đảm bảo được hoàn toàn không bị tác động bởi môi trường bên ngoài dễ khiến camera nhanh hỏng. Do vậy, bạn nên biết kiến thức cơ bản về việc lau chùi bảo quản để giúp camera luôn hoạt động hiệu suất cao và hoạt động bền bỉ.
Đây là bảng tóm lược dạng infographic với thông tin tham chiếu cực hữu ích về “tam giác kiểm soát phơi sáng” aperture, shutter speed, and ISO, một cách nhìn đơn giản & dễ hiểu về cách "tam giác phơi sáng" phối hợp - khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của ảnh chụp. Đây có thể là một minh họa thú vị cho những người mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực nhiếp ảnh.
Chụp ảnh bắn pháo hoa là nội dung rất thú vị! Nếu biết cách, bạn sẽ có những tấm hình rất ấn tượng để khoe với bạn bè. Tuy nhiên đây lại không phải nội dung chụp đơn giản. Nó đòi hỏi bạn phải chuẩn bị khá kỹ càng trước khi đi và có những hiểu biết nhất định. Sau đây hãy cùng Duytom trang bị cho mình những kiến thức này nhé.
Dù là nhiếp ảnh gia giỏi cỡ nào thì khi chụp ảnh người mẫu có da bị mụn thì đây sẽ là vấn đề hậu kỳ phải lo, và tất nhiên không ai thích một bức ảnh với khuôn mặt hay bờ vai đầy mụn. Cũng có thể, đôi khi nhiếp ảnh gia muốn một bức ảnh cho quảng cáo mỹ phẩm chẳng hạn thì cần chút kỹ thuật photoshop để có bức ảnh hoàn hảo theo ý muốn. Với hướng dẫn đơn giản này, bạn sẽ biết cách làm thế nào để sử dụng hiệu quả công cụ Photoshop cơ bản, Clone Stamp, biến những vết sẹo hay mụn biến mất và thành làn da mịn tự nhiên.
Hiện giờ, trong các tutorial dạy về ảnh thì có nhiều cách để chọn và cắt một đối tượng trong ảnh chụp bằng phần mềm Photoshop. Trong vô số sách hướng dẫn thì bạn có thể tham khảo từ chuyên gia Chris (Spoon Graphics) với phương pháp rất cụ thể, dễ hiểu và đơn giản. Nếu như bạn mới học thì việc cắt hình của một cái cây hay tòa nhà trong một bức ảnh bằng phần mềm Photoshop sẽ như một thách thức, sẽ rất mất thời gian.