Trong quá trình sử dụng, đôi khi chỉ một lỗi nhỏ vô tình thôi là có thể tạo nên vết xước làm hỏng bề mặt ống kính quý giá có thể lên tới hàng ngàn USD của bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của Youtuber Joe Edelman sẽ chia sẻ cách làm sạch hiệu quả nếu ống kính bị dính bẩn, dầu hay vết vân tay... một cách an toàn.
Các bước đơn giản và hiệu quả để lau sạch ống kính
-
Bóng hơi thổi bụi
Trong video hướng dẫn, Joe dùng bóng hơi thổi bụi bằng cao su hình rocket để thổi hết những hạt sạn, bụi bám nhẹ trên mặt lens. Ông luôn nhắc dùng xong hãy nhớ cho vào trong túi ni-lông để bảo quản tránh bụi và độ ẩm tác động. (Ảnh chụp màn hình)
-
Dùng chổi quét hoặc bút chuyên dụng hai đầu (Sản phẩm có một đầu là chổi mềm, đầu kia là đầu tròn có đệm bọc vải mềm).
Nhẹ tay quét bề mặt kính của lens. Bạn nên tránh sờ tay trực tiếp vào đầu bút có chổi quét.
(Ảnh chụp màn hình)
-
Vải chuyên dụng lau kính.
Tác giả khuyên nên sử dụng loại khăn chuyên để lau kính mắt chẳng hạn. Quan trọng là bạn nên bảo quản chiếc chăn đó ở nơi ít bụi nhất, có thể đặt trong tủ kín hoặc cho vào túi ni-lông kéo khóa.
(Ảnh chụp màn hình)
Joe Edelman cũng lưu ý nên cho cả miếng vải (lý tưởng là miếng vải lau lens bằng sợi các-bon) vào trong túi ni-lông sạch có kéo khóa để hạn chế dính bụi sau mỗi lần lau.
-
Không nên sử dụng nước xịt rửa dành cho kính đeo mắt vào mặt kính của lens
Lý do là vì nước xịt kính để lau sạch lại có quá nhiều nước, thay vào đó, Joe khuyên dùng Kim-wipe bởi nó khá tinh tế và đây cũng là sản phẩm được các nhà chuyên môn trong lĩnh vực phim ảnh & truyền hình lựa chọn.
Không nên xịt trực tiếp nước lau kính vào mặt lens, hãy xịt vào miếng vải chuyên dụng rồi mới lau lens và nhớ xoa theo chiều vòng tròn, không quan trọng là theo chiều kim đồng hồ hay ngược kim đồng hồ.Lau theo vòng tròn để tránh tạo nên một vệt xước dài trên mặt lens nếu có sót lại vài hạt bụi ở khăn hoặc bề mặt lens.(Ảnh chụp màn hình)Bước cuối cùng
Ta quay lại bước một, lấy bóng hơi thổi bụi xịt lại lần cuối.
Bạn có thể mua thêm filter (kính lọc) để bảo vệ cho ống kính của mình, có vô vàn sản phẩm kính lọc như: filter hỗ trợ bảo vệ lens, filter giảm sáng, filter chống UV, hồng ngoại, polarizer... mỗi loại đều có tác dụng riêng trong quá trình chụp ảnh của bạn.
-
Có thể bạn quan tâm: