Trưa nay 26/12, nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đã được quan sát nhật thực cuối cùng của thập kỷ. Khi đó Mặt Trăng sẽ đi vào giữa Trái đất và Mặt Trời, tạo ra nhật thực hình khuyên. Chẳng mấy khi được chứng kiến sự kiện thiên văn thế này nên hội "ngáo ảnh" đều háo hức.
Ở Việt Nam, nhật thực đã diễn ra từ 10h34 kéo dài đến 14h hôm nay
Kể từ tháng 3/2016 đến nay, Việt Nam mới được chứng kiến nhật thực một phần nên đương nhiên dân tình không thể bỏ lỡ cơ hội hiếm có này được. Từ vài ngày trước, nhiều người đã vô cùng mong đợi nên đến khi nhật thực xuất hiện, họ đã không quên khoe những khoảnh khắc đặc biệt mà mình đã chụp được.
Chẳng cần máy móc cao siêu hiện đại như nhiều người tưởng, chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone là nhiều người đã có những bức hình nhật thực rõ ràng rồi đây.
Quãng đầu nhật thực, lúc Mặt Trăng dần dần che Mặt Trời. (Ảnh: Thành Chung)
Rõ hơn rồi nhé! (Ảnh: Hoàng Long)
Trông mặt trời giống trăng khuyết chưa nè? (Ảnh: Vũ Toàn Thiện)
Bầu trời hơi tối nên cản trở tầm quan sát một chút nhưng vẫn thấy rõ nhỉ? (Ảnh: Rồng Intel + Hanguang)
Một góc chụp khác. (Ảnh: Tí Moon)
(Ảnh: Hoàng Quốc Hưng)
(Ảnh: Huu + Tinh Tran)
(Ảnh: Tien Vu)
(Ảnh: Ngọc Mia)
(Ảnh: Phạm Quốc Duy)
Ở mức độ chuyên nghiệp, trước sự kiện Thiên văn đặc biệt này, CLB Thiên văn học Đà Nẵng đã tổ chức buổi quan sát Nhật thực, với 30 kính chuyên dụng, 4 kính Thiên văn. Mọi người sẽ được quan sát toàn bộ quá trình qua 3 phương pháp xem gián tiếp.
Bạn Ngô Quang Trường, Thành viên CLB Thiên văn học Đà Nẵng cho hay nhật thực hình khuyên là một dạng của nhật thực toàn phần khi Mặt Trăng sẽ nằm trên một đường thẳng với Mặt trời và Trái đất, nhưng do Mặt trăng nằm gần Trái đất hơn so với bình thường nên có kích thước nhỏ hơn Mặt Trời trên bầu trời.
'Qua sự kiện hôm nay, mọi người sẽ biết thêm nhiều kiến thức về thiên văn học. CLB cũng mong muốn được chia sẻ niềm yêu thích về thiên văn với đông đảo bạn trẻ tại Đà Nẵng', Trường chia sẻ.
Một số hình ảnh hoạt động của hội thiên văn tham gia chụp hình trong buổi trưa ngày 26/12:
Ống nhòm thiên văn bán tự động có màn lọc tia cực tím để bảo vệ mắt
Mặt Trăng sẽ đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, tạo ra nhật thực hình khuyên (ảnh thu được qua ống nhòm thiên văn cơ học)
Một bạn trẻ quan sát hình ảnh phản chiếu của Mặt trời qua một chậu đựng mực
Sau gần 4 năm, hiện tượng nhật thực một phần mới diễn ra. Thời gian nhật thực sẽ bắt đầu từ 10 giờ 34 kéo dài đến 14 giờ, thời gian cực đại vào khoảng 12 giờ 12 đến 12 giờ 41 tuỳ khu vực.
Người quan sát Nhật thực cần phải có kính chuyên dụng để tránh tổn thương giác mạc. Mặc dù, thời tiết nắng nóng không ngăn được sự háo hức của các bạn trẻ.
Hình ảnh Mặt trời ghi được qua kính chuyên dụng vào khoảng 11 giờ 30 tại Đà Nẵng
Quan sát nhật thực qua kính thiên văn tại HCM. (Ảnh: Phạm Hữu)
Nhờ kính thiên văn nên việc quan sát nhật thực được dễ dàng hơn (Phạm Hữu)
Điểm nhật thực gần cực đại vào lúc 12 giờ 10 phút qua quan sát bằng kính thiên văn (Phạm Hữu)
Lúc 12 giờ 10 phút nhật thực ở gần điểm cực đại, tuy nhiên trời bắt đầu có nhiều mây khiến việc quan sát bị gián đoạn (Chấn Hưng)
Ngắm Nhật thực cuối cùng của thập kỷ tại Đà Nẵng. (Video: Tin Mới Đà Nẵng)
Tổng hợp Trí Thức Trẻ/Netnews
>> Có thể bạn quan tâm: Cách chụp ảnh mặt trăng bằng máy ảnh du lịch