Các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tạo ra một thuật toán deep learning có thể biến những bản vẽ phác thảo bằng tay thành những bức ảnh siêu thực gần như không thể phân biệt được với ảnh chụp chân dung ngoài đời.
Công nghệ DeepFaceDrawing được mô tả trong một bài báo phát hành trên trang arxiv.org đầu tháng này và sẽ được trình diễn tại hội nghị SIGGRAPH năm nay (chỉ đưa trực tuyến) vào tháng 7 tới, và đây không phải là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện theo kiểu “sketch-to-image translation,” nhưng kết quả vượt trội hơn nhiều so với những nghiên cứu trước đó.
Họ đã đạt được điều này bằng cách xử lý từng đặc điểm trên mặt trước, và sau đó là toàn bộ khuôn mặt, về cơ bản gán xác suất cho từng điểm nhận dạng. Theo cách đó, bạn không cần một bản phác thảo chuyên nghiệp để tạo ra một hình ảnh chân thực, nhưng nếu bản vẽ phác thảo càng chi tiết thì kết quả sẽ càng chính xác hơn. Hơn thế nữa, phần mềm có thể hoạt động ngay trong thời gian thực, như bạn có thể thấy từ video demo bên dưới:
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tạo ra một chương trình AI biến các bức vẽ thành ảnh chụp, và cũng không phải là lần đầu AI được sử dụng để tạo ra chân dung hình ảnh thực tế của những người không thực sự tồn tại, nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy nghiên cứu nào đạt được kết quả tốt như vậy, với đầu vào là từ dữ liệu vô cùng cơ bản, chỉ cần những nét vẽ tay đơn giản, và kết quả thật đáng ngạc nhiên:
So sánh công nghệ AI tạo ảnh người qua bản vẽ này với các phương pháp hiện đại được đưa ra trước đó
Để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ và chính xác những gì đang diễn ra, mời bạn xem tài liệu nghiên cứu đầy đủ tại liên kết này. Tuy nhiên, các nhà khoa học không đề cập đến bất kỳ ứng dụng tiềm năng nào cho công nghệ này, sẽ còn nhiều thứ cần hoàn thiện và cần thời gian giải quyết để có thể đi vào ứng dụng thực tế.
Theo Engadget