Khoảnh khắc cực hiếm: trạm vũ trụ ISS bay giữa sao Mộc và sao Thổ đại trùng tụ sau 20 năm

Tuần qua, các nhiếp ảnh gia và người yêu thiên văn trên khắp thế giới đã được chứng kiến khoảnh khắc hiếm có hàng trăm năm mới gặp khi sao Mộc và sao Thổ xuất hiện cực gần nhau trên bầu trời, thêm vào đó là ISS bay qua hai ngôi sao này.

 

 

Vào khoảng 9:54 tối từ Jellore Lookout ở New South Wales, Australia, De Freitas hướng chiếc máy ảnh Pentax 67 và ống Takumar 600mm f/4 của mình vào các hành tinh và chụp được bức ảnh với độ phơi sáng 10 giây trên film Fujifilm Provia 100f. Việc theo dõi được thực hiện với một giá đỡ Skywatcher NEQ6.

Vô số ảnh đã được chụp lại về cảnh tượng hiếm gặp này, nhưng nhiếp ảnh gia Jason De Freitas đã may mắn ghi lại được khoảnh khắc may mắn đặc biệt này với sự xuất hiện của ISS.

Mặc dù sao Mộc và sao Thổ sẽ chỉ xuất hiện gần nhau trên bầu trời khoảng 20 năm một lần nhưng lần cuối cùng chúng ở gần nhau như trong lần đại trùng tụ hiếm có này là vào ngày 4 tháng 3 năm 1226, tức 794 năm trước.

Trong năm 2020, sao Mộc và sao Thổ ở khoảng cách khá gần trên bầu trời, nhưng sự kiện hiếm gặp vào cuối tháng 12 được gọi là "đại trùng tụ" (great conjunction) do liên quan tới hai thiên thể lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách giữa chúng trên bầu trời nhỏ hơn đường kính trăng tròn, có thể dễ dàng quan sát bằng những kính viễn vọng nhỏ nhất.

"Sự kiện thẳng hàng giữa sao Mộc và sao Thổ khá hiếm gặp, chỉ xảy ra 20 năm một lần, nhưng lần trùng tụ này đặc biệt hiếm bởi khoảng cách giữa hai hành tinh", nhà thiên văn học Patrick Hartigan tại Đại học Rice nói.

"Lần gần đây nhất chúng nằm gần nhau như vậy trên bầu trời là vào ngày 4/3/1226".

Theo các nhà thiên văn học, sự kiện đến gần nhau giữa hai hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời không phải là hiếm. Sao Mộc đi qua sao Thổ hàng xóm của nó trong các vòng quay tương ứng của chúng quanh mặt trời cứ 20 năm một lần. 

Nhưng vào đêm 21-12 vừa qua thì chúng gần nhau đặc biệt: sao Mộc và sao Thổ chỉ cách nhau một phần mười độ so với góc nhìn của chúng ta hoặc khoảng một phần năm chiều rộng của mặt trăng. Điều đặc biệt hơn nữa là sao Mộc và sao Thổ nằm thẳng hàng sau 800 năm ở khoảng cách gần nhất trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất.

Giáo sư Hartigan cũng cho biết, chúng ta sẽ phải chờ tới ngày 15/3/2080 mới có cơ hội quan sát hai hành tinh tới gần nhau như vậy lần nữa.

Nhiếp ảnh gia De Freitas nói: “Tôi đã có một may mắn đáng kinh ngạc khi có thể nhìn thấy đường đi của ISS chạy qua lúc đó.

Sau rất nhiều dự tính cẩn thận, vào ngày 17 tháng 12, De Freitas đã lái xe một giờ đến địa điểm mà anh đã căn chỉnh hoàn hảo cho cảnh quay của mình.

Vào khoảng 9:54 tối từ Jellore Lookout ở New South Wales, Australia, De Freitas hướng chiếc Pentax 67 và Takumar 600mm f/4 của mình vào các tiểu hành tinh, chụp được độ phơi sáng 10 giây trên phim Fujifilm Provia 100f. Việc theo dõi được thực hiện với một giá đỡ xích đạo Skywatcher NEQ6.

Dưới đây là ảnh nhìn gần, trong đó bạn có thể thấy rõ hơn các hành tinh và các mặt trăng bay quanh Sao Mộc:

 

Khoảnh khắc cực hiếm với bức ảnh (zoom) trạm vũ trụ ISS đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ đại trùng tụ sau 20 năm 

 

De Freitas sử dụng Nikon D750 và Tamron 70-200mm f/2.8 để quay video về sự kiện này:

 


“Có lẽ là bức ảnh độc đáo nhất mà tôi từng chụp,” De Freitas nói. “Tôi vẫn không thể tin rằng mình đã làm được."

Bạn có thể tìm thêm các tác phẩm chụp thiên văn độc đáo và nhiều chia sẻ hữu ích của De Freitas trên trang web và kênh Instagram của anh.

 

Theo Petapixel/IFL Science

Related Articles