Sony chính thức cảnh báo: Tia laser có thể làm hỏng cảm biến máy ảnh

Sony đã đưa một cảnh báo chính thức trên trang web của hãng rằng tia laser có thể gây ra thiệt hại cho cảm biến hình ảnh của camera. Mặc dù thông tin này có lẽ không phải là mới đối với nhiều người, nhưng đáng chú ý là Sony cuối cùng đã công khai thừa nhận mối nguy hiểm đó.

 

 

 

Mặc dù đã có những câu chuyện phản ánh về những thiệt hại mà tia laser có thể gây ra cho cảm biến máy ảnh từ năm 2010, đến nay thì Sony mới chính thức lưu ý vấn đề này trên trang web của hãng.

Bài cảnh báo được phát hiện bởi Image Sensors World và được Sony xuất bản vào ngày 30 tháng 7 năm 2021, Sony trả lời câu hỏi "cảm biến hình ảnh của máy ảnh có thể bị hỏng do tia laser không?"

 

 

 Ảnh chụp màn hình

 

"Không để ống kính tiếp xúc trực tiếp với các chùm ánh sáng như tia laser. Việc này có thể dẫn đến thiệt hại lớn là phá hỏng cảm biến hình ảnh hoặc khiến máy ảnh hoạt động sai.

Lưu ý: Ở môi trường ngoài trời hoặc trong nhà khi có màn hình laser, xu hướng gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp (tia laser dội lại từ vật thể phản chiếu) đối với máy ảnh cảm biến CMOS vẫn rất cao.

Trong những năm qua, không thiếu trường hợp người dùng báo cáo rằng cảm biến bị hư hại liên quan đến việc tiếp xúc với nhiều loại tia laser. Vào năm 2010, một video cho thấy máy ảnh DSLR Canon 5D Mark II phản ứng như thế nào khi cảm biến của máy ảnh của anh ấy bị chiếu trực tiếp vào tại một buổi hòa nhạc.


Vào năm 2013, một tình huống tương tự cũng xảy ra tại một buổi hòa nhạc khác, nhưng lần này nó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho chiếc máy ảnh RED Epic trị giá 20.000 USD.

Năm 2019 là một năm xảy ra khá nhiều sự việc liên quan tới camera bị cháy cảm biến do tia laser, do cả tia laser xe hơi tự lái và tia laser hình xăm đều là thủ phạm đằng sau hai cảm biến bị phá hủy.

Phân tích sâu hơn, tại thời điểm xảy ra sự kiện biểu tình ở Hồng Kông và những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã sử dụng thiết bị phát laser để gây nhiễu loạn và phá hỏng các camera giám sát đang được sử dụng để chống lại họ.

Còn trong trường hợp đầu tiên, một người đàn ông tham dự Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) ở Las Vegas nói rằng một chiếc LIDAR gắn trên ô tô đã làm hỏng vĩnh viễn cảm biến trong máy ảnh Sony Alpha 7R Mark II của anh ấy.

Đến trường hợp thứ hai, một video cho thấy tia laser xóa hình xăm đã phá hủy các điểm ảnh trên cảm biến máy ảnh Sony Alpha 7S.

 

 

Đoạn video trên được ghi lại bởi Andy Boyd, người đã dùng chiếc Sony a7S II giá 2.200 USD để ghi hình và anh đã bị hỏng cảm biến do các xung ánh sáng mạnh phản chiếu trong khi quay clip đốt laser để xóa hình xăm. 

Bạn có thể thấy, với mỗi xung cảm biến xóa xăm lại cho thấy ‘vết bỏng’ mới. Chi phí sửa chữa là bằng tiền mua một máy ảnh mới, vì vậy ta hãy cố gắng tránh xa điều này. 

Dù chỉ là ánh sáng laser phản chiếu khi tiến hành xóa xăm trên da nhưng mỗi lần nháy đèn là cảm biến lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Cuối cùng, Michael Zhang của PetaPixel đã từng báo cáo sau cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào năm 2019, những người biểu tình đã sử dụng rộng rãi que laser cầm tay trong các cuộc biểu tình chống chính phủ của họ và một số nhiếp ảnh gia có mặt tại đó đã phản ánh lại là cảm biến máy ảnh của họ đã bị hỏng sau cuộc biểu tình đó.

Mặc dù trước đây đã có rất nhiều báo cáo về những trường hợp cho thấy tia laser có thể phá hủy cảm biến máy ảnh, nhưng điều đáng chú ý là một hãng máy ảnh lớn như Sony cuối cùng đã đưa thông tin thừa nhận về vấn đề trên. Hy vọng rằng, thông tin này sẽ giúp cảnh báo các nhiếp ảnh gia biết rõ hơn để tránh thiệt hại không đáng có và giữ thiết bị của họ an toàn hơn.

Tham khảo Sony/Petapixel

Related Articles