'Vén màn' studio ghi hình Olympics 2020 năm nay của BBC cho thấy nhiều khác biệt do đại dịch Covid, cách đưa tin & hình ảnh không chỉ khác lạ ở riêng nơi này mà đây cũng là thay đổi cách thức của cả ngành báo chí thế giới trong thời gian chống lại đại dịch vừa qua.
>> Thủ thuật dịch phụ đề tiếng Việt cho mọi video trên Youtube
Như BBC cho thấy studio ở Tokyo của họ hoàn toàn là giả lập, cảnh được tái tạo bằng công cụ chơi game Epic’s Unreal. Do những hạn chế về việc đi lại và tham dự Thế vận hội ở Tokyo, các tòa báo đã thay đổi phương thức để cho các biên tập viên, phóng viên không cần phải thực sự có mặt tại các trận đấu mà vẫn đưa tin thực tế tại đại hội thể thao Olympics.
Những người chịu trách nhiệm ghi hình không được phép đến Nhật Bản, cho nên một số người đã tận dụng tình huống này áp dụng công nghệ tân tiến xây dựng các studio mô phỏng giống như họ thực sự ở đó.
Dan Walker, người phát ngôn của BBC Sport cho biết: “Nhiều người cho rằng chúng tôi sống tại Tokyo, nhưng vì đại dịch phải hạn chế đi lại nên chúng tôi đã thay đổi thực hiện mọi thứ theo cách khác,” Dan Walker, phát ngôn viên của BBC Sport.
Trường quay Thế vận hội Tokyo của BBC Sport chưa bao giờ thực sự 'rời' khỏi Salford, Anh. Thay vào đó, studio này được đặt bên trong một căn phòng nền màu xanh khổng lồ.
Theo đó, hiện giờ công nghệ vẫn đang phát triển nhanh và mở rộng có nghĩa là chúng ta có thể không cần phải thực sự đi đến một số địa điểm mong muốn, ví dụ những nơi được tìm kiếm nhiều nhất, đẹp nhất trên trái đất, để chụp ảnh ở đó. Bạn chỉ cần ngồi một số, còn bối cảnh phía sau giả lập như thật đã có máy móc thực hiện.
Walker và người đồng quản lý Sam Quek giải thích rằng studio được tạo ra trong thời gian thực bằng cách sử dụng cùng một công cụ cung cấp năng lượng cho các trò chơi như Fortnite. Tuy nhiên, Fortnite sử dụng thiết kế hoạt hình cách điệu hơn trong khi Unreal Engine có khả năng hiển thị những cảnh chân thực hơn rất nhiều.
Đầu năm ngoái, Epic - studio phát triển Fortnite & Unreal Engine - đã cho thấy sức mạnh của công cụ chơi game của mình trong việc kết xuất ánh sáng và môi trường theo cách làm mờ ranh giới giữa đồ họa máy tính và thực tế. Vào tháng 2, Epic đã cho thấy hình ảnh con người kỹ thuật số do máy tính tạo ra có thể trông gần như không thể phân biệt được với người thật.
Hạn chế thực sự duy nhất đối với một studio như này là dàn máy tính khủng và ngân sách: sẽ cần một lượng lớn sức mạnh tính toán để hiển thị các cảnh chân thực của Unreal Engine. Khi máy tính trở nên rẻ hơn và mạnh hơn, khả năng làm mờ ranh giới giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới thực sẽ ngày càng tăng lên.
Khi nói đến nhiếp ảnh và sáng tạo nội dung và công nghệ hiện có để tạo ra những môi trường hoàn toàn giống thật, liệu các nhiếp ảnh gia có sử dụng nó không? Các buổi chụp chân dung “ngoài trời” hoàn toàn có thể diễn ra trong studio nơi nhiếp ảnh gia và người chụp có thể di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào trên trái đất chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Tuy nhiên, điều này vẫn là vấn đề gây tranh luận.
Ảnh & Video BBC
Theo Petapixel