Adobe và Sony tham gia nhóm Phát triển Tiêu chuẩn cho Metaverse

Một số tên tuổi lớn nhất trong làng công nghệ đã kết hợp lại với nhau để thành lập forum tiêu chuẩn Metaverse nhằm tạo ra các chuẩn mở và nhất quán cho khả năng tương tác trong một thế giới metaverse siêu kết nối.

Canon giới thiệu KOKOMO, nền tảng xã hội thực tế ảo sử dụng máy ảnh tại CES

 

 

Các thành viên sáng lập của Diễn đàn Tiêu chuẩn Metaverse bao gồm một số ông lớn về công nghệ bao gồm Microsoft, Huawei, NVIDIA, Qualcomm, Sony Interactive Entertainment, Epic Games, Unity, Adobe và - rõ ràng là - Meta, nhưng có một số công ty khác trong danh sách có lẽ ít được mong đợi hơn, như IKEA và Wayfair.

Diễn đàn Tiêu chuẩn Metaverse cho biết họ quy tụ các tổ chức và công ty tiêu chuẩn hàng đầu để hợp tác trong toàn ngành về các tiêu chuẩn khả năng tương tác cần thiết để xây dựng.

Metaverse không phải thế giới ảo duy nhất mà là một vũ trụ tập hợp các thực tế ảo được trải nghiệm qua kính VR, quan trọng là các thế giới này phải kết nối với nhau để đem đến cho người dùng trải nghiệm liền mạch. Các chuyên gia dự đoán rằng metaverse sẽ trở thành internet thế hệ kế tiếp, cho phép chúng ta giao lưu, mua sắm, gặp gỡ bạn bè hay làm việc...

Diễn đàn sẽ tìm hiểu nơi mà việc thiếu khả năng tương tác đang cản trở triển khai tổng hợp và làm sao cho công việc của các Tổ chức phát triển tiêu chuẩn (SDO) xác định và phát triển các chuẩn cần thiết có thể được điều phối và tăng tốc. Mở cửa miễn phí cho mọi tổ chức, diễn đàn sẽ tập trung vào các dự án dựa trên hành động, hackathons, plug-in và công cụ nguồn mở để đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và áp dụng các tiêu chuẩn metaverse, đồng thời phát triển thuật ngữ và triển khai nhất quán, nhóm cho biết.

“Các hoạt động của diễn đàn sẽ được định hướng theo nhu cầu và lợi ích của các thành viên và có thể liên quan đến các lĩnh vực công nghệ đa dạng như nội dung 3D và kết xuất, giao diện con người và các mô hình tương tác như AR và VR, nội dung do người dùng tạo, ảnh đại diện, quản lý danh tính", diễn đàn này chia sẻ.

Thông tin từ forum cho hay, nhóm sẽ tạo ra các tiêu chuẩn xung quanh một loạt các công nghệ dựa trên ý tưởng về metaverse, bao gồm tính toán không gian cộng tác, chẳng hạn như đồ họa 3D tương tác, thực tế ảo tăng cường, hệ thống không gian địa lý, công cụ nội dung người dùng, mô phỏng vật lý, nền kinh tế trực tuyến và trò chơi nhiều người dùng ...

Ảnh: voicebot.ai

Meta, Nvidia, Epic Games, Microsoft đã hợp tác với 32 công ty và tổ chức họp bàn về vấn đề liên quan đến metaverse khác để thúc đẩy khả năng tương tác và thỏa thuận kỹ thuật mở cho thế giới kỹ thuật số đang mở rộng. Diễn đàn Tiêu chuẩn Metaverse nhằm mục đích thiết lập cơ sở cho cách thực tế ảo, không gian kỹ thuật số và Web3 hoạt động cho cả người dùng và nhà phát triển.

Endgadget lưu ý rằng có một số "ông lớn" rõ ràng vắng mặt trong danh sách thành viên: Apple, Google, Niantic và Roblox. Apple và Google đã được đồn đại là đang phát triển phần cứng tương tác thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) và dự kiến ​​sẽ phát hành sản phẩm trong vài năm tới, điều này khiến sự vắng mặt của họ trở nên đặc biệt đáng chú ý. Niantic là nhà phát triển đằng sau trò chơi di động được trang bị AR phổ biến Pokemon Go, trong khi Roblox là một hệ thống tạo trò chơi trực tuyến cho phép người dùng chơi các trò chơi do người chơi khác tạo.

Công nghệ AR là gì? Công nghệ AR (Augmented Reality - Thực tế Tăng cường) được hiểu là công nghệ thực tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công nghệ VR. Thực tế tăng cường tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách người dùng ra một không gian riêng như thực tế ảo. Nó có thể hỗ trợ tương tác với nội dung ảo ngay trong thực tế như chạm, có thể phủ một lớp hình ảnh lên trên ảnh thật...

Metaverse, một thuật ngữ được Mark Zuckerberg phổ biến như là tương lai của Facebook trước đây, vẫn chưa được chứng minh là một ý tưởng phổ biến. Meta đã mất hàng tỷ đô la để phát triển các sản phẩm cho tầm nhìn của mình về một tương lai kỹ thuật số - một khoản đầu tư vẫn chưa thấy kết quả.

Image credit: Depositphotos


Theo Petapixel/voicebot.ai

Related Articles