Tác giả của 5 project này chính là Jessica Dyer, một cô gái đam mê nhiếp ảnh, đặc biệt là các kỹ thuật chụp liên quan tới điện thoại. Cô thường đưa sản phẩm của mình lên những trang cộng đồng chia sẻ ảnh nổi tiếng Flickr và Instagram, đồng thời cũng có nhiều bản in đăng bán (bao gồm cả một số ảnh chụp trên iPhone) trên trang SmugMug của mình. Mời bạn thử tham khảo xem những kết quả thật ấn tượng của Jessica:
#1: Snowflake Macros
“Để chụp ảnh macro bông tuyết bằng một chiếc iPhone, tôi sử dụng một Olloclip Macro Pro tại phóng đại mạnh nhất (21x)”, cô chia sẻ. Bạn phải giữ iPhone của bạn rất gần đối tượng, và để chụp được bông tuyết như hình, tôi thường phải ra ngoài trời khá lâu và đặt mọi thứ lên bàn picnic sắp xếp rồi tìm vị trí đẹp, đặt máy sát nhất có thể. Công việc rất mất thời gian cho tới khi người tôi lạnh cứng. Không những vậy, chiếc iPhone cũng không chịu được trong điều kiện lạnh giá ở ngoài trời nên nhiều khi chiếc điện thoại cũng bị tắt. Tôi phải mang theo cả mấy cục pin sạc cần thiết để thay cùng với thiết bị làm ấm trong túi để giúp cho đôi tay và chiếc iPhone không bị “đóng băng”.
Hậu trường setup chuẩn bị cho việc chụp bông hoa tuyết:
#2: Lightning Bolts
"Ứng dụng iLightningCam tạo nên hiệu ứng này khá dễ! Cái cần chuẩn bị là một chiếc iPhone kèm tripod và iLightningCam chụp các bức ảnh tia sét tự động dựa trên motion detection. Phần tiếp theo là tìm 1 chỗ an toàn và góc đẹp để chụp được cơn bão và chờ, chụp được loạt ảnh này tôi cũng gặp phải khá nhiều pha nguy hiểm…"
Behind-the-scenes:
Tripod cho iPhone: một chiếc mini Joby Gorillapod với chân nam châm và grip gắn iPhone.
#3: Timelapses & Timestacks
Để làm được timelapse, bạn cần 1 chân máy, và cục pin dự phòng. Jessica sử dụng một chiếc mini Joby Gorillapod gắn bằng iPhone grip, cục pin dự phòng thường dùng là Fluxmob Bolt. Time lapse là kỹ thuật chụp ảnh và làm thành video nhằm tạo ra những đoạn clip tua nhanh thời gian thực. Làm time lapse trên máy ảnh thì thường tốn khá nhiều thời gian và công sức, nhưng trên iOS (nhất là từ phiên bản 8) mọi việc trở nên đơn giản hơn vì tất cả các khâu đều tự động.
Timestacks: kỹ thuật chụp nhiều hình trong 1 quãng thời gian dài rồi ghép chúng lại với nhau chúng ta sẽ có 1 bức hình với lưu giữ chi tiết của các chuyển động trong quãng thời gian đó.
Một bức ảnh chụp bằng kỹ thuật Timestacks trên iPhone
Cảnh hậu trường với thiết lập hàng ngày của Jessica:
Tôi đã dùng nhiều ứng dụng khác nhau, phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng. Nếu tôi muốn tạo đoạn video timelapse, ứng dụng yêu thích của tôi là Lapse-It Pro. Nó cho phép bạn tùy chỉnh tỉ lệ playback frame rate, và nó cũng cho phép bạn chụp các bức ảnh full-frame – hiển nhiên là việc này “ngốn” khá nhiều bộ nhớ. Mặt khác, mục tiêu của tôi thường là tạo ra một timestack. Kĩ thuật Time-Stack chính là chụp nhiều hình cùng 1 cảnh trong 1 quãng thời gian dài rồi ghép chúng lại với nhau, kết quả là tấm hình lưu giữ và thể hiện chi tiết chuyển động trong một khoảng thời gian.
Timelapse nói gọn là giao thoa giữa nhiếp ảnh và video nhằm tạo ra những đoạn clip tua nhanh chất lượng cao rút ngắn thời gian thực, cảnh đẹp ấn tượng vì được ứng dụng nhiều kỹ thuật nhiếp ảnh. Còn timestack được tạo ra bằng cách kết hợp tất cả các khung hình theo một số quy tắc – thường là giữ cho các điểm ảnh nhẹ nhất hoặc tối nhất ở mỗi điểm.
Bạn có thể nhìn thấy kỹ thuật này được sử dụng để tạo ra những con đường mòn các vì sao, nhưng bạn có biết kỹ thuật này còn có thể sử dụng tạo ra hoàng hôn với những vệt dài thú vị từ các đám mây? Và bạn có biết, bạn có thể làm điều này 100% trên iPhone? Ứng dụng tôi dùng là iLapse,” cô chia sẻ.
Stacking trong chế độ Lighten
Stacking trong chế độ Darken
"Để chụp được timestacks hoàng hôn, tôi thường làm trước timelapse khoảng 15-20 phút trước khi mặt trời lặn, và tiếp tục khoảng 15-20 phút sau khi mặt trời lặn."
#4: Long Exposures
"Kỹ thuật phơi sáng trên iPhone là khái niệm rất giống với timestacking ở trên. Do bạn không thể thực sự thiết lập cho màn trập iPhone mở trong thời gian dài như trên máy ảnh DSLR, tôi sử dụng ứng dụng long exposure (Slow Shutter Cam) trên iPhone hoạt động bằng cách blending nhiều exposure trong máy ảnh để tạo ra hiệu ứng. Trong ví dụ này, bạn có thể thấy hiệu ứng phơi sáng lâu nhìn rõ trên mặt nước trông mềm mịn như lụa:
Behind the scenes:
Đằng sau những cảnh phơi sáng lâu sử dụng Slow Shutter Cam trông khá giống như kỹ thuật timestacks ở trên, nhưng chỉ cần bạn thực hiện long exposure trong khoảng 8-30 giây thay vì 30-45 phút thì việc chuẩn bị một cục pin dự phòng là không cần thiết ở đây.
#5: Video slow-Motion về chim ruồi:
Nư nhiếp ảnh gia đã thử thách chiếc iPhone bằng cách quay đoạn phim con chim ruồi đang hút mật của một bông hoa nhựa. Chiếc iPhone 6s đã tích hợp sẵn chương trình làm video slow-motion khá tốt. Jessica chia sẻ: "Nó có hai tùy chọn: 120 fps 1080p, hoặc 240 fps 720p. Đây là một trong hai – Tôi nghĩ 240fps tốt hơn để quay chim ruồi."
Để hiểu hơn về khả năng của iPhone trong quay slow motion thì ta nên nói qua về loài chim ruồi có tốc độ bay cực nhanh, loài chim được coi là nhỏ nhất trên thế giới, chúng có bộ lông nhiều màu sắc và tiếng kêu vo ve khi vỗ cánh. Điều đặc biệt, khi bay chim ruồi có thể đứng nguyên ở một chỗ & đôi cánh vỗ cực nhanh lên tới trên 70 lần/giây. Chim Ruồi định cư ở Bắc Mỹ từ cách đây khoảng 5 triệu năm. Chúng có màu lông sặc sỡ và có khoảng hơn 300 loài, thường có kích thước khá nhỏ, trong đó có chim ong Cuba là loài chim bé nhất thế giới, kích thước xấp xỉ con ong nghệ, nặng khoảng 2 g.
Tham khảo petapixel
Comment
{fcomment}