Nói chung các bác sẽ không thể sống trong thế giới ảnh mà không biết đến các khái niệm ISO, tốc độ cửa chập và khẩu độ. Sau đây em xin mạn phép trình bày với các bác newbie về 3 khái niệm này:
ISO, tốc độ cửa chập và khẩu độ
ISO – là độ nhạy của camera với ánh sáng. Con số càng nhỏ thì độ nhạy càng thấp, ảnh càng tối. Ngược lại, khi ISO càng cao, ảnh sẽ càng sáng, bù lại ảnh sẽ bị nhiễu. ISO có thể từ 100, 200, 400, 800, 1600 ... cho đến 25600 hoặc lớn hơn nữa
Tốc độ cửa chập – Là thời gian mà cửa chập mở ra để sensor của máy ảnh nhận ánh sáng. Đơn vị đo được tính trên giây, ví dụ: tốc độ cửa chập 1/100 tương đương 1 phần trăm giây... Tốc độ cửa chập chậm cho phép ánh sáng vào sensor nhiều hơn, dẫn đến ảnh sáng hơn, dùng chụp các ảnh tĩnh trong điều kiện thiếu sáng. Trong khi đó tốc độ cửa chập nhanh làm ánh sáng vào ít, ảnh tối, dùng để bắt các chuyển động nhanh
Aperture – Khẩu độ là độ mở của len, qua đó ánh sáng đi vào máy ảnh. Khẩu mở càng to, ánh sáng vào máy ảnh càng nhiều. Khẩu độ cũng kiểm soát cả hiệu ứng chiều sâu của ảnh (Depth of field). Nếu khẩu độ mở hẹp (ví dụ f/22), hình ảnh sẽ sắc nét, nếu khẩu độ mở rộng (ví dụ f/2), ảnh sẽ có những vùng bị mờ, gây hiệu ứng depth of field hoặc xóa phông (bokeh). Khẩu độ được biểu thị bằng ký tự "f" chia cho số, ví dụ: f/2.0, f/2.8, f/4.0, f/5.6, f/8.0.
Minh họa về ISO, cửa chập và khẩu độ
Tốc độ cửa chập, khẩu độ và ISO kết hợp với nhau như thế nào
ISO: ISO kiếm soát độ sáng của bức ảnh. Ở cùng tốc độ cửa chập và khẩu độ, khi tăng ISO, bức ảnh sẽ sáng, bù lại độ nhiễu cũng tăng theo.
Tốc độ cửa chập: Ở cùng ISO và khẩu độ, tốc độ càng cao, ảnh càng tối, tuy nhiên bù lại, máy ảnh sẽ bắt được các chuyển động nhanh. Khi để tốc độ của chập thấp, bức ảnh sẽ sáng hơn, và có thể tạo hiệu ứng phơi sáng thú vị
Aperture: Ở cùng ISO và tốc độ cửa chập, khẩu mở càng rộng thì vật thể càng xa sẽ càng mờ, khẩu mở hẹp thì vật thể xa cũng nét. Vì vậy để tạo các hiệu ứng chiều sâu, xóa phông, ta chỉnh khẩu độ rộng: (f/1.2 đến f/2.8), nếu muốn ảnh rõ từ trước ra sau, ta chỉnh khẩu độ hẹp (ví dụ f/22)
Bình luận
{fcomment}