Vĩnh biệt Michael Wolf, nhiếp ảnh gia Đức nổi tiếng với bộ ảnh về 'chung cư ma trận' Hong Kong

NAG Michael Wolf nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh với các tác phẩm có tên Kiến trúc của sự dày đặc chuyên miêu tả cuộc sống chật vật tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hong Kong. Báo BBC (Anh) gọi ông là "Người đàn ông tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong các siêu đô thị".

 

Michael Wolf đã qua đời ở Hồng Kông vào ngày 24 tháng 4, thọ 65 tuổi. Ông được biết đến nhiều nhất với dự án chụp ảnh kiến trúc trong 11 năm liền cho thấy cuộc sống ở thành phố này với mật độ dân cư dày đặc.

Các khối nhà liền san sát, cao chót vót của Hồng Kông từ lâu đã trở thành biểu tượng, nơi đã cư trú của chục ngàn gia đình chen chúc trong những căn hộ nhỏ. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Michael Wolf lại nhìn ra nhiều điều lạ mắt và thú vị ở nơi đây khiến ông gắn bó với mảnh đất này. Ông đã khám phá ra những góc nhìn và khoảnh khắc đẹp của cuộc sống trong các tòa nhà chung cư ngoài thực tế khắc nghiệt mưu sinh nơi đây.

 

Michael Wolf tại V&A, London, năm 2017 (Ảnh: Jeff Spicer/Getty Images). Báo BBC (Anh) gọi ông là "Người đàn ông tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong các siêu đô thị". Ông được biết đến nhiều nhất với các dự án nhiều năm chụp mật độ kiến trúc dày đặc của các khu dân cư và cuộc sống vất vả của người lao động. 

Sinh ra ở Munich năm 1954, Michael Wolf lớn lên ở Canada, Đức và Mỹ, và chuyển đến Hồng Kông vào năm 1994 để làm phóng viên ảnh cho tạp chí Stern. Ông chuyển đến Hong Kong năm 1994 và bắt đầu tự mình tìm ra vẻ đẹp của thành phố vào năm 2002. 

Chung cư là một phần không thể thiếu của trong sự phát triển đô thị Hồng Kông. Trong 22 năm sống ở đây, ông đã đi khắp ngõ ngách và thực hiện rất nhiều bộ ảnh về các tòa chung cư cao tầng mới và cũ ở đây.

Năm 2013-2014, nhiếp ảnh gia Michael Wolf bắt đầu thực hiện bộ ảnh có tên "Kiến trúc của sự dày đặc" ghi lại hình ảnh các tòa chung cư cao tầng san sát nhau của Hồng Kông, nơi có mật độ dân số lên tới 7.000 người mỗi km2.

   

 

Các nghệ sĩ khác cho biết họ ấn tượng trước con mắt nhiếp ảnh của Wolf vì ông nhìn thấy những điều phi thường bên trong những khung cảnh bình thường. Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery. 

 

 

Sự đông đúc của Hong Kong được thể hiện rõ hơn về đêm, khi những cửa sổ các tòa nhà chung cư lên đèn với muôn hình muôn vẻ. Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery

 

Bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức được trưng bày tại các bảo tàng hàng đầu thế giới, như Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan ở New York hay Bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam.

 

 

Một trong những điều đặc biệt đó theo Michael Wolf là việc vì Hong Kong quá chật chội nên người dân thường tận dụng những không gian chung để làm việc riêng, và ông yêu thích sự sáng tạo đó. Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery.

>> [Khám phá] Loạt ảnh cho thấy cuộc sống hàng ngày của người Hồng Kông trên sân thượng các khu nhà cũ 

Michael Wolf được biết đến rộng rãi với bộ ảnh được thực hiện trong hai năm 2013-2014, có tên Kiến trúc của sự dày đặc - với nhân vật chủ yếu là các tòa chung cư cao tầng san sát nhau của Hong Kong, nơi có mật độ dân số lên tới 7.000 người mỗi km2. Ảnh: Michael Wolf/Flowers Gallery.

 

  

Michael Wolf cũng chia sẻ ông cảm thấy Hong Kong đang thay đổi rất nhanh, và những gì ông làm là ghi lại sự phát triển của thành phố. Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery.

 

Không thể nhìn rõ con người trong những bức ảnh của Wolf, nhưng người xem có thể cảm nhận được sự đông đúc ở mọi nơi, từ những ô cửa san sát cho đến quần áo phơi ngoài ban công. 

 

 

Trong 22 năm sống ở Hong Kong, Michael Wolf đã lang tham khắp các ngõ ngách của thành phố này, ông cho biết Hong Kong có những nét kiến trúc riêng rất thú vị mà người ta không thể tìm thấy ở những siêu đô thị khác như Singapore hay Paris. Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery.

 

Những tòa chung cư cũ đã trở thành một phần không thể thiếu của Hong Kong. Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery. 

Hồng Kông là nơi có mật độ dân số lên tới 7.000 người mỗi km2. Do đặc thù của nền kinh tế, chính quyền nơi đây ít có khoản thu nhập nào khác từ thuế, thay vào đó chỉ hoạt động dựa trên tiền thuê đất của các doanh nghiệp xây chung cư. Ngoài ra, những hạn chế về mặt địa lý cũng khiến cho các tòa nhà phải xây cao thêm để phục vụ dân số 7,3 triệu người. Đây là lý do khiến giá bất động sản ở đây trở nên đắt nhất thế giới.

Do đặc thù của nền kinh tế Hong Kong, chính quyền nơi đây ít có khoản thu nhập nào khác từ thuế, thay vào đó chỉ hoạt động dựa trên tiền thuê đất của các doanh nghiệp xây chung cư. Đây là lý do khiến giá bất động sản ở đây trở nên đắt nhất thế giới, hạn chế về mặt địa lý cũng khiến cho các tòa nhà phải xây cao thêm để phục vụ dân số 7,3 triệu người. Ảnh: Michael Wolf/Flowers Gallery.

Nhiều bức ảnh cho thấy cái nhìn cận cảnh về cuộc sống thực tại các siêu đô thị". Bạn thấy ví dụ đáng kinh ngạc này về nhân chủng học đô thị - hàng chục cách sắp xếp chỗ ngồi từ những chiếc ghế gãy được tái sử dụng, những cuộn dây đã được thu thập để chúng có thể được tái sử dụng vào một ngày khác", ông từng nói với CNN. "Nó cho thấy sự khéo léo của người dân Hồng Kông."

 

Ảnh: Michael Wolf/Blue Lotus Gallery.

 

Tìm hiểu thêm về Michael Wolf:

Với tình yêu máy ảnh khơi nguồn từ năm 13 tuổi, ông đã đi nhiều nơi trên thế giới để bắt đầu hành trình chuyên về nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh gia Michael Wolf (1954) đã có hai lần đạt giải của World Press Photo trong hạng mục "Vấn đề đương đại" từ năm 2005 và vào năm 2010.

"Ông ấy rất quan tâm đến cuộc sống và các thành phố nói chung, không chỉ Hồng Kông. Nhưng Hồng Kông là 'nàng thơ' lớn nhất mà ông bỏ nhiều thời gian quan tâm đến", Sarah Greene, giám đốc Phòng trưng bày Blue Lotus của Hồng Kông, người từng làm việc với Wolf, nói với CNN.

Ngoải Hong Kong, Michael còn thực hiện những khám phá những góc khuất cực đoan vào giờ cao điểm tại thủ đô của Nhật Bản, đó là bộ ảnh gây tiếng vang "Tokyo Compression". 

Nhật Bản được nhiều du khách biết đến với hệ thống tàu điện ngầm đông đúc và bận rộn nhất thế giới. Hiểu được điều đó, nhiếp ảnh gia Michael Wolf đã dành 4 năm quan sát và ghi lại bộ ảnh về sự kiên nhẫn chịu đựng của người Nhật khi di chuyển vào giờ cao điểm. Cảm giác đó có thể được ví như một “cơn ác mộng” đầy ám ảnh.

“Giờ cao điểm ở Nhật bắt đầu từ 7h30 đến 8h45 sáng. Mỗi 30 giây, khi một chuyến tàu dừng bánh, tôi chụp lại một bức ảnh. Cứ như vậy cho tới 8h45 và tôi trở về khách sạn của mình”, Michael nói.

Thật vậy, như ông đã từng chia sẻ với BBC: "Tôi cố gắng đặt mình vào tình huống của họ. Tôi biết các dự án ở Nhật Bản mà các nhiếp ảnh gia khác đã thực hiện, nơi họ chụp ảnh những người làm công ăn lương lúc nửa đêm đi chuyến tàu cuối cùng về nhà, hoàn toàn say xỉn tâm trí họ, nằm bất tỉnh trên sân ga, và tôi nghĩ điều đó thật bất công.

Trong nhiều thập kỷ, tác phẩm của Michael được trưng bày trên khắp thế giới. Ông cũng hai lần giành giải nhất trong cuộc thi “Bức ảnh của năm”. Với ông, điều không bao giờ thay đổi chính là tin vào bản năng và cố gắng làm việc thật chăm chỉ.

Ông từng chia sẻ với BBC rằng: "Tôi cố gắng đặt mình vào tình huống của những người công nhân lao động mệt nhọc. Tôi biết các dự án ở Nhật Bản mà các nhiếp ảnh gia khác đã thực hiện, nơi họ chụp ảnh những người làm công ăn lương lúc nửa đêm đi chuyến tàu cuối cùng về nhà, hoàn toàn say xỉn, nằm bất tỉnh trên sân ga, và tôi nghĩ điều đó thật bất công.

 

Hai bức ảnh trong album Tokyo Compression

Tất cả ảnh trong bộ “Tokyo Compression” (sự đè nén ở Tokyo) đều được chụp tại đúng một vị trí cách cửa sổ 100 cm. Bộ ảnh cho thấy sự mệt mỏi của người Nhật với nhiều áp lực trong cuộc sống. Họ tận dụng mọi “khe hở” có thể để ngủ và chờ đợi đến trạm kế tiếp. Michael làm điều này một lần mỗi năm, trong 30 ngày liên tục. Ông mất 4 năm để hoàn thiện bộ ảnh.

Ý tưởng về bộ ảnh nảy ra trong đầu Michael lần đầu tiên vào năm 1995. “Tôi chụp 6 bức ảnh, mong muốn đưa vào đó câu chuyện của mỗi người nhưng rất tiếc nó chưa bao giờ được hoàn thành. Sau đó tôi cất chúng đi với suy nghĩ có thể tham khảo trong tương lai”, Michael chia sẻ. “Cho tới năm 2010, khi cầm các bức ảnh trên tay, tôi quyết định quay lại nhà ga để xem liệu có thể tạo ra một dự án từ nó hay không”.

Những bức ảnh của Wolf đều được giới phê bình đánh giá cao, ông đã giành giải nhất của World Press Photo vào các năm 2005 và 2010. Trong nhiều thập kỷ, tác phẩm của Michael được trưng bày trên khắp thế giới. Với ông, điều không bao giờ thay đổi chính là tin vào bản năng và cố gắng làm việc thật chăm chỉ.

 Công việc của Michael Wolf luôn xoay quanh cuộc sống của người lao động ở các thành phố lớn. Ông luôn bị thúc đẩy bởi mối quan tâm sâu sắc đối với những người sống trong những môi trường này và ông muốn nói về hậu quả của quá trình đô thị hóa lớn đối với nền văn minh đương đại", người thân của ông chia sẻ sau cái chết của nhiếp ảnh gia này.

Ban đầu, khung hình của Michael có khoảng 4,5 người. Tuy nhiên, sau đó ông quyết định chụp tập trung vào một người để mô tả cảm xúc mãnh liệt hơn.“Tôi quan tâm đến việc những thành phố lớn đã ảnh hưởng tiêu cực đến người dân như thế nào”, Michael cho biết. 

 

 Ảnh: Michael Wolf 

Tổng hợp BBC news/CNN/NYTimes/Zing/Vnexpress/Baomoi

Related Articles