Bức ảnh khỏa thân này có thể sẽ sớm trở thành tấm hình đắt giá nhất từ ​​trước đến nay

Bức ảnh mang tính biểu tượng về người phụ nữ khỏa thân của họa sĩ, nhiếp ảnh gia Man Ray được cho là sẽ trở thành một trong những tác phẩm nhiếp ảnh đắt nhất thế giới, ước tính 5-7 triệu USD.

 

Le Violon d ’Ingres


Bức ảnh sẽ xuất hiện trong chương trình đấu giá Le Violon d'Ingres (tiếng Pháp có nghĩa là "Cây vĩ cầm của Ingres"), một tác phẩm đen trắng được chụp bởi nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ Man Ray vào năm 1924. Bức chân dung chụp một phụ nữ khỏa thân cùng với hình xăm trên lưng, cách tạo hình cơ thể cô ấy trông như một cây đàn vi-ô-lông.

Đây là bức ảnh được nhiều người coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ sĩ huyền thoại, sản phẩm nghệ thuật tiêu biểu của nhiếp ảnh siêu thực. Như Wall Street Journal đã đưa tin lần đầu, Christie’s đã đặt giá ước tính của tác phẩm vào khoảng từ 5 đến 7 triệu USD, mức cao nhất từ ​​trước đến nay đối với sàn đấu giá Anh, một bậc cao mới trong thế giới nhiếp ảnh. 

 

Họa sĩ, nhiếp ảnh gia Man Ray


Sinh năm 1890 với tên gọi Emmanuel Radnitzky nhưng được biết đến trong cả sự nghiệp trưởng thành và nghề nghiệp của mình với cái tên Man Ray, nổi tiếng là một nhiếp ảnh gia chân dung và thời trang có tiếng.

Man Ray là nghệ sĩ nhiếp ảnh chụp thời trang và chân dung tiên phong tại Mỹ, người đã tạo ra những bức ảnh khỏa thân và siêu thực mang tính biểu tượng khi sống ở New York và Paris. Ông cũng nổi tiếng với những bức ảnh chụp theo phong cách riêng của mình được biết với tên gọi là “rayographs”. 

Chính tại Paris, Ray đã chụp ảnh người yêu và người bạn đồng hành của mình, Alice Prin (được gọi là Kiki de Montparnasse), người đã trở thành một trong những người mẫu nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

Lấy cảm hứng từ bức tranh La Grande Baigneuse của Jean Auguste Dominique Ingres, Ray đã vẽ ký hiệu đàn violin trên lưng Prin để "biến hình" cơ thể cô thành một nhạc cụ và chụp ảnh khỏa thân khi cô đeo khăn xếp.

 

 

Le Violon d ’Ingres (1924) của Man Ray.


Kỹ hiệu chữ f trên thực tế không được vẽ trên Prin ngoài đời thực, mà là trên bản in của bức chân dung Ray chụp. Sau đó ông đã chụp lại bức chân dung khỏa thân cổ điển để tạo ra tác phẩm siêu thực hoàn chỉnh. 

Tiêu đề của bức ảnh, Le Violon d'Ingres, bày tỏ sự tôn kính thực tế rằng Ingres là một nhạc sĩ đam mê violin khi ông ấy không vẽ tranh. Với tiêu đề này cũng có thể là một tham chiếu của Ray đến thực tế rằng Prin là “cây vĩ cầm d’Ingres” của cá nhân ông.

Le Violon d’Ingres sẽ được chào bán trong một cuộc đấu giá trực tiếp dành riêng cho bộ sưu tập nghệ thuật siêu thực của Jacobs tại Christie’s ở New York vào tháng 5 năm 2022. Kể từ khi cuốn sách Le Violon d ’Ingres được xuất bản, bức ảnh này cũng đã trở thành một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất về nghệ thuật siêu thực của Man Ray.

 

Rhein II của Andreas Gursky, được bán với giá 4,34 triệu USD trong năm 2011 lọt trong top những bức ảnh có giá đắt nhất thế giới

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Peter Lik từng thông báo rằng ông đã bán một tác phẩm có tên Phantom với giá 6,5 triệu USD vào năm 2014, nhưng việc bán đó chưa bao giờ được chứng minh, vì vậy Rhein II vẫn trong top những bức ảnh đắt nhất với giá bán đã được xác minh.

>>  20 bức ảnh đắt giá nhất lịch sử nhiếp ảnh thế giới tính đến năm 2017

Portrait of a Tearful Woman

Ngoài ra, hai bức ảnh khác của Man Ray đã được xếp vào hàng đắt nhất lịch sử từng được bán đấu giá: Noire et Blanche (1926) có giá 3,13 triệu USD tại phiên đấu giá Christie’s Paris vào năm 2017 và Portrait of a Tearful Woman (1936) đã lên sàn Christie’s New York với giá chốt 2,17 triệu USD vào tháng 5/2017.

 

Noire et Blanche (tiếng Pháp có nghĩa là “đen trắng” , một bức ảnh siêu thực khác mang tính biểu tượng của Man Ray có cảnh Alice Prin tạo dáng với chiếc mặt nạ nghi lễ của thổ dân Châu Phi. 

 

 Theo Petapixel


 

Related Articles