'Đăng ảnh lên mạng xã hội nhận ít like có thể khiến người dùng bị trầm cảm'

Với tính năng like (thích) khi ảnh cá nhân hoặc bài viết được đăng tải lên mạng xã hội ít được chú ý hoặc người dùng nhận về những phản hồi không tích cực, ít người bấm "like" có thể dẫn tới các triệu chứng trầm cảm. Thời gian sử dụng mạng xã hội của Việt Nam xếp thứ 20 trên toàn thế giới, đứng đầu là Kenya với 3 giờ 43 phút.


Ông Cao Hoàng Nam, sáng kiến Z & ALPHA, trình bày tại hội thảo - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Vào đầu tháng 10, Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, trường đại học Y Hà Nội, đã tổ chức hội thảo mạng xã hội và sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam nhằm cập nhật một số thông tin và thảo luận giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên. 

Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Cao Hoàng Nam, sáng kiến Z & ALPHA, cho biết thống kê năm 2014 Việt Nam có 37,2 triệu người sử dụng internet và đến tháng 1-2024 thì con số đã tăng hơn gấp đôi khoảng 78,4 triệu người (chiếm hơn 80% dân số Việt Nam). Như vậy, chỉ trong 10 năm tăng hơn 41 triệu người sử dụng internet. 

 

Facebook là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam với 89,7%, Zalo 88,5%, TikTok 77,8% - Ảnh: Boostlikes 

Thống kê tháng 1-2024 với người dùng 16 - 64 tuổi, thời gian sử dụng internet hằng ngày trên tất cả các thiết bị của Việt Nam trung bình 6 giờ 18 phút/ngày/người, đặc biệt thời gian sử dụng internet trên điện thoại di động 3 giờ 30 phút/ngày/người - một con số đáng chú ý.

Tổng kết thời gian tiếp cận mạng xã hội (MXH), có 73,3% dân số tham gia thì thời gian sử dụng trung bình 2 giờ 25 phút/ngày/người (thời gian truy cập mạng xã hội của Việt Nam xếp thứ 20 trên toàn thế giới, đứng đầu là Kenya với 3 giờ 43 phút).

 

Người Việt có thời gian sử dụng mạng xã hội xếp thứ 20 thế giới

Kết quả thống kê tháng 1-2024, độ tuổi 16 - 64 tuổi có 96,8% người truy cập trang web, ứng dụng trò chuyện, nhắn tin, 96,6% truy cập mạng xã hội.

Top 5 mục đích chính sử dụng internet gồm giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức và sự kiện, xem video, chương trình truyền hình hoặc phim ảnh, truy cập và nghe nhạc trực tuyến.

Trước đó khảo sát của UNICEF năm 2022 về sử dụng internet hằng ngày đối với thanh thiếu niên và trẻ em cho thấy lứa tuổi 12 - 13 tuổi khoảng 82%, lứa tuổi 14 - 15 tăng lên 93%.

 

Sinh viên ngành tâm lý học Trường đại học Y Hà Nội tham dự hội thảo - Ảnh: NGUYÊN BẢO 
 

Mạng xã hội khiến người trẻ "vào rồi thì khó thoát ra"


Ông Nam cho rằng không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội vì "quá nhiều lợi ích to lớn", tuy nhiên gần 20 năm nay. Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội rất ít được đưa ra thảo luận, đặc biệt là những tiêu cực của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên, trẻ em. Cũng theo ông Nam, những cơ chế hoạt động của mạng xã hội đã tác động đến sức khỏe tâm thần người dùng.

Thứ nhất, mạng xã hội thiết kế chức năng like - thích, comment - bình luận, tác động vào cơ chế sản sinh Dopamine nội sinh.

Thứ hai, mạng xã hội được thiết kế dựa trên cơ chế trả thưởng của não: "thuật củng cố biến thiên" hoặc "lịch thưởng biến thiên".

Điều này khiến người dùng mạng xã hội liên tục kiểm tra màn hình để tìm kiếm "phần thưởng Dopamine". Đồng thời mạng thao túng việc giải phóng Dopamine ở người dùng, đặc biệt người dùng trẻ, khiến họ tương tác lập đi lập lại giống như một người đánh bạc bằng máy tính hoặc chơi game.

Đặc biệt mạng xã hội, tất nhiên, không tiết lộ các thuật toán được sử dụng cho thiết kế có thể tạo ra một chu kỳ tương tác gây nghiện. 

  

Thứ ba, mạng xã hội sử dụng chính dữ liệu của người dùng để tinh chỉnh các nội dung, theo dõi, ghi lại hành vi và sử dụng chính những dữ liệu đó để tinh chỉnh và tăng cường các tính năng.

Thứ tư, thiết kế tính năng "like - thích" và so sánh xã hội để người dùng liên tục kiểm tra lượt thích, tăng cường độ đăng bài tiếp theo. Nếu bài viết có sự từ chối, hoặc cảm thấy bị từ chối sau khi đăng lên được ít người bấm thích trên mạng xã hội có thể dẫn tới các triệu chứng trầm cảm, gia tăng theo thời gian.

Thứ năm, tính năng "thông báo" để liên tục thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách gửi thông báo tới người dùng trẻ. Mạng xã hội khiến điện thoại thông minh của người dùng trẻ tạo ra các cảnh báo nghe nhìn và xúc giác làm xao nhãng và cản trở hoạt động giáo dục của người dùng trẻ tuổi và thời gian ngủ nghỉ.

Thứ sáu, tính năng "cuộn vô hạn" và tự động phát video khiến người dùng trẻ khó có thể thoát ra vì không có điểm kết thúc tự nhiên nào cho việc hiển thị thông tin mới.

Thứ bảy, tính năng bộ lọc hình ảnh (visual filters), sự không hài lòng về cơ thể có thể liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần và có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống cao hơn.

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên nghiện mạng xã hội  

TS. Nguyễn Thị Mai Hương, Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, Trường đại học Y Hà Nội, khi thanh thiếu niên cho hay: sử dụng mạng xã hội sẽ tác động đến thùy trán, gắn với việc ghi nhớ chi tiết, lên kế hoạch và sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên, do đó khiến thanh thiếu niên mất khả năng thiết lập những ưu tiên trong cuộc sống.

Hệ quả, dành thời gian trên mạng mới là việc ưu tiên, còn những công việc của cuộc sống hằng ngày phải xếp sau. Cũng theo bà Hương, tại Việt Nam đã có một số mô hình, can thiệp, trị liệu nghiện mạng xã hội ở thanh thiếu niên như phòng khám điều trị nghiện chất, trung tâm rèn luyện kỹ năng sống để điều trị nghiện internet - game online (tuy nhiên mô hình này đã phá sản và không khả thi).

Ngoài ra, việc chỉnh sửa hình ảnh cá nhân trước khi đăng ảnh lên mạng xã hội còn liên quan đến sự không hài lòng về cơ thể, so sánh bản thân với xã hội, dẫn đến hệ quả trực tiếp là lo âu, bất an, gia tăng rối loạn ăn uống. Một nghiên cứu trên 286 phụ nữ trẻ Việt Nam từ 18 - 35 tuổi cho thấy những người thường xuyên sửa hình ảnh bản thân trên mạng xã hội có chú ý đến diện mạo cá nhân. Để thay đổi những khiếm khuyết, họ có thể thay đổi bằng cách tập luyện thể chất, ăn kiêng, hoặc phẫu thuật thẩm mỹ.

 


 ------- Những điều mạng xã hội "không nói" -----

Theo ông Cao Hoàng Nam, có bốn điều mạng xã hội đang không công khai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên, bao gồm:

- Mạng xã hội nhận thức được bộ não đang phát triển của người dùng trẻ dễ bị tổn thương với các thiết kế này nhưng họ đã chọn làm như vậy.

- Mạng xã hội che giấu các báo cáo có hại tới người sử dụng.

- Mạng xã hội cho phép trẻ em vị thành niên sử dụng mạng xã hội.

- Mạng xã hội thu thập dữ liệu trẻ em (dưới 13 tuổi) mà không được sự đồng ý của cha mẹ.

   

 

Lạm dụng mạng xã hội khiến thanh thiếu niên Việt Nam rối loạn giấc ngủ, bị cô lập 

Nghiên cứu của các chuyên gia cho biết khoảng 81% học sinh cho rằng việc sử dụng mạng xã hội giúp kết nối nhanh với bạn bè, thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, thanh thiếu niên có thể gặp các tình trạng rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, bị cô lập xã hội, bị bắt nạt qua mạng mà việc này cũng đã từng xảy ra trước đây tại Hà Nội.

Không ít nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy mặt trái khi sử dụng mạng xã hội quá mức sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Cambridge thực hiện phân tích dữ liệu từ 84.000 người Anh độ tuổi 10-80, công bố năm 2022 cho thấy nữ giới 11-13 tuổi và nam giới 14-15 tuổi là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi mạng xã hội. Nữ giới sử dụng mạng xã hội kể từ 11 đến 13 tuổi ít hài lòng hơn với cuộc sống trong một năm sau đó. Tình trạng này lặp lại ở cả hai giới trong độ tuổi 19.

Còn TS Nguyễn Thị Mai Hương, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, nhìn nhận khi lạm dụng mạng xã hội, thanh thiếu niên có thể gặp các tác động tiêu cực, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, cô lập xã hội và nghiện internet, bắt nạt qua mạng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tội phạm trên mạng gia tăng, áp lực từ bạn bè và tiếp xúc với nội dung độc hại là một số rủi ro liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, dẫn đến việc tự làm hại bản thân, suy nghĩ tự tử và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Các chuyên gia cho rằng cần xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, hướng dẫn cho nhà trường, phụ huynh, người dùng các giải pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên Việt Nam trong kỷ nguyên số.

"Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân và duy trì sự kiểm soát khi dùng mạng xã hội chính là chìa khóa giúp chúng ta tận dụng triệt để những lợi ích mà không để ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam", PGS.TS Lê Minh Giang, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, chia sẻ.

 

Meta Platforms đặt mục tiêu thay đổi quan niệm rằng "Facebook là mạng xã hội chủ yếu dành cho người lớn tuổi" (trích: 1thegioi) - Ảnh Reuters

Mở rộng

 Theo tạp chí 1Thegioi, việc này không chỉ là mối quan tâm của riêng Việt Nam mà còn cả trẻ em ở nhiều nước khác. Đặc biệt, nước Úc cũng đang có nhiều ý kiến về việc sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em và chính phủ Úc cũng đang dự tính đưa lệnh cấm mạng xã hội đối với độ tuổi thanh thiếu niên nhưng vấn đề này đang làm dấy lên mối lo nhiều em lại bị cô lập cuộc sống vì hoàn cảnh đặc biệt, dễ sinh trầm cảm và những tâm lý tiêu cực.

Thực tế, với Tereza Hussein (14 tuổi, sống tị nạn tại thành phố Darwin, Úc), lệnh cấm mạng xã hội theo kế hoạch của Úc đồng nghĩa với việc mất đi đường dây trực tiếp với người quan trọng nhất với cô bé: Người bà mà em chưa từng gặp mặt.

"Đó là cách duy nhất em từng kết nối với bà của mình trước đây, qua mạng xã hội", Tereza Hussein cho biết. Tereza Hussein sinh ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo nhưng sống trong một trại tị nạn ở Malawi trước khi định cư tại Úc khi cô bé lên 9 tuổi.

"Sẽ có sự thay đổi rất lớn trong cuộc sống của em vì sẽ khó nói chuyện với những người mà em đã bỏ lại phía sau", Tereza Hussein thổ lộ.

Dù hiếm khi đăng bài trên mạng xã hội nhưng Tereza Hussein sử dụng Instagram và Snapchat để xem và thảo luận về ảnh và video từ gia đình, bạn bè.

Tereza Hussein đại diện cho những gì mà các chuyên gia cho là “điểm mù” trong kế hoạch của chính phủ Úc nhằm đặt ra độ tuổi tối thiểu dùng mạng xã hội để ứng phó với những lo ngại về bắt nạt, dụ dỗ và sức khỏe thể chất, tinh thần.

 

Tổng hợp Tuổi Trẻ/Vnexpress/1TheGioi

Related Articles