Giờ đây, bạn có thể mua, bán và trưng bày sản phẩm NFT trên tivi LG tại nhà

LG đã tiếp bước Samsung và công bố một nền tảng mã NFT* (non-fungible token) mới cho sản phẩm TV của hãng, cho phép người dùng mua, bán và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật số ngay trong phòng khách của họ.

 

Phòng thí nghiệm nghệ thuật LG


Được gọi là LG Art Lab, nền tảng này ra mắt ngày hôm qua (4/9/2022) dành cho tất cả các sản phẩm tivi LG đang chạy webOS 5.0 trở lên và sẽ có thể truy cập trực tiếp từ màn hình chính. Công ty nói rằng thị trường NFT mới này hoạt động như “giải pháp một cửa thuận tiện” để truy cập và giao dịch NFT.

LG sẽ hỗ trợ nền tảng mới với khái niệm mà họ gọi là LG Art Drops, sẽ lập hồ sơ cho các nghệ sĩ và phục vụ cho việc xem trước các tác phẩm mới sẽ sớm xuất hiện trên nền tảng này dưới dạng “drop”. Những drop đó sẽ có tính năng đếm ngược cho phép bất kỳ ai quan tâm theo dõi thời điểm chính xác một NFT mới "trình làng".

LG Art Lab được xây dựng dưới sự hợp tác của Hedera, một nhà cung cấp blockchain tự chào là doanh nghiệp có lượng khí thải carbon thấp nhất. LG cho biết đây là “sổ cái công khai cấp doanh nghiệp, bền vững, được sử dụng nhiều nhất cho nền kinh tế phi tập trung” và “giúp việc mua và bán đơn giản nhất có thể, kết hợp mã QR trên màn hình cho phép người dùng nhanh chóng hoàn tất giao dịch thông qua Wallypto - ví tiền điện tử của công ty cho điện thoại thông minh.”

LG Art Lab


Sau khi mua NFT, nó có thể được giao dịch trên LG Art Lab Marketplace và toàn bộ lịch sử giao dịch cũng có thể xem lại ở đó. Tất cả các NFT sở hữu có thể được tìm thấy trong My Collection.


“Để giúp người dùng hiểu sâu hơn về các NFT yêu thích của họ và bộ óc sáng tạo đằng sau chúng, nền tảng này cũng trình bày các mô tả tác phẩm nghệ thuật giàu thông tin và các đoạn phim ngắn về quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ,” LG cho biết.

“Người dùng có thể theo dõi và tìm hiểu thêm về từng nghệ sĩ trong tính năng profile của ứng dụng và thậm chí sẽ có cơ hội gặp gỡ một số nghệ sĩ trong số họ tại các sự kiện nghệ thuật sắp tới do LG tài trợ.”

 

Image credit: LG


*: NFT là viết tắt cho thuật ngữ Non-fungible token (tài sản không thể thay thế), là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. Nói một cách dễ hiểu, nó là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số (blockchain).

Blockchain này có nhiệm vụ như một sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản lẫn chủ sở hữu. Hầu hết các nội dung, vật thể số trước nay đều có khả năng tái sản xuất vô hạn. Nhưng với NFT thì khác, mỗi tài sản sẽ có chữ ký số riêng biệt và vì thế nó có tính độc nhất. Mỗi token NFT có một mã định danh riêng độc nhất và thuộc về một chủ sở hữu duy nhất. Vì là tài sản số, NFT cũng thường được giao dịch bằng tiền số, nhưng đôi khi cũng sử dụng đồng USD.

NFT giúp người dùng mã hóa các tài sản trong thế giới thực khi được được lưu trữ và giao dịch dưới dạng token trên blockchain. Điều này có thể tăng sức hút cho nhiều thị trường đặc thù như đồ mỹ nghệ, tranh ảnh, đồ sưu tầm quý hiếm ...

Thêm vào đó, NFT cũng giúp người dùng lưu trữ dữ liệu nhận dạng và quyền sở hữu trên blockchain, giúp bạn đảm bảo và tăng cường quyền riêng tư và tính toàn vẹn của dữ liệu cho nhiều người dùng, quá trình chuyển nhượng các tài sản còn giúp giảm sự cọ xát thương mại trong nền kinh tế toàn cầu.

Rủi ro từ NFT

Vì NFT có thị trường người dùng rộng rãi, nên người tham gia có thể sử dụng tên giả để gian lận. Thêm vào đó, thị trường số này bất kỳ ai cũng có thể tạo tương tự và sẽ có rất nhiều token không có giá trị trên mạng.

Đồng thời, do sự tăng giảm bất ngờ, người chơi có thể chịu khoản lỗ nặng khi cơn sốt NFT hạ nhiệt, và chưa có bất kỳ cơ chế nào để giúp mọi người định giá tài sản. (Tổng hợp)

Theo Petapixel

Related Articles