10 bức ảnh đạt giải báo chí danh giá Pulitzer với sức mạnh truyền cảm tới hàng triệu triệu người qua câu chuyện phía sau

Tại sao những bức ảnh đạt giải thưởng cao quý Pulitzer*, cả những khoảnh khắc được chụp từ thế kỷ 20, cách xa 70-80 năm rồi mà vẫn được đời nay tôn vinh, bàn luận, phê bình đến? Chắc chắn một phần cũng chính bởi cảm xúc mạnh mẽ, giá trị nhân văn với câu chuyện phía sau.

Pulitzer được coi như giải Oscar hay Grammy của giới báo chí, truyền thông và xuất bản ở Mỹ. Giải thưởng Pulitzer chính là biểu tượng cho chất lượng vinh quang và đỉnh cao nghề báo. Một giải thưởng sáng giá của Mỹ được trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những tôn vinh danh giá nhất.

Từ năm 1942, giải thưởng Pulitzer đã được trao cho những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất được các tay máy chụp mỗi năm. Các giải thưởng lớn thường được trao cho các nhiếp ảnh gia tin tức, với các hình ảnh mang tính biểu tượng nhất, ở những điểm nóng trên toàn thế giới. 

Ảnh thắng giải Pulitzer thường có xu hướng thu hút sự chú ý của người xem nhờ nội dung phê phán hiện trạng, cũng như gây ra những phản ứng rất khác nhau. Không ít nhiếp ảnh gia kỳ cựu mỗi năm gửi tác phẩm của họ cho Giải thưởng Pulitzer, giải thưởng giới thiệu và tôn vinh những thành tựu báo chí xuất sắc.

Những câu chuyện đầy ý nghĩa phía sau từng tấm hình để đời ấy có thể là khoảnh khắc lịch sử hoặc ghi dấu những giá trị nhân văn sâu sắc và sống mãi với thời gian. Nhiếp ảnh chính là một tong những phương tiện truyền thông mạnh mẽ giúp phơi bày sự thật và mang tới cảm xúc trực tiếp và nhanh nhất cho người xem mà từ ngữ không bao giờ có thể lột tả hết. Nói ngắn gọn hơn, một bức ảnh có thể thay đổi thế giới. 

 

#1 1968 “Kiss of Life”

 

 

Image credit: Rocco Morabito

Bức ảnh này được chụp trong bối cảnh khá ấn tượng, khi nhiếp ảnh gia Rocco Morabito đang lái xe trên đường thì phát hiện ra một người thợ điện đang bất tỉnh và treo ngược trên dây an toàn do trạm phải dòng điện 4.160 Volt. Rocco đã gọi xe cấp cứu ngay, và trong lúc đó, một người thợ điện khác nhanh chóng leo lên và giải cứu thành công đồng nghiệp của anh ấy bằng cách hô hấp nhân tạo trong giờ phút đối mặt với tử thần ấy, và định mệnh là Morabito đã ở đó nhanh chóng chụp ngay cảnh tượng đặc biệt này và giành giải Spot News.

 

#2 1966 “Flee To Safety” 

 

Image credit: Kyoichi Sawada - “Bỏ chạy đến nơi an toàn”

Một bài dự thi khác của một nhiếp ảnh gia nước ngoài là hình ảnh hai mẹ con ở miền Nam Việt Nam đang cố gắng bơi qua sông để thoát khỏi cuộc tấn công trong Chiến dịch Fish Piranha. Khi bức ảnh của Kyochi Sawada đoạt giải năm đó, anh ấy đã tìm kiếm các gia đình trong bức ảnh thực tế và trao cho họ một nửa số tiền thưởng.

         

# 3 1958 “Faith And Confidence”

 

 

Image credit: William C. Beall

Hình ảnh viên cảnh sát Maurice Cullinane và cậu bé Allen Weaver hai tuổi trong một cuộc diễu hành ở Chinatown, Washington, DC. Viên cảnh sát đã cảnh báo cậu bé không nên đến quá gần những con rồng, và đó là lúc William C. Beall bắt chuyện trên phim và Hội đồng Giải thưởng Pulitzer gọi đó là “một bức tranh hấp dẫn gây ấn tượng sâu sắc với độc giả.”

 

#4 1963 “Aid From The Padre”

 

 

Image credit: Hector Rondón

Các bồi thẩm viên ngưỡng mộ sự kịch tính, tác động và bố cục hay cùng tồn tại trong bức ảnh này do Hector Rondon chụp. Đó là hình ảnh một thương binh đang kéo mình đến bên linh mục. Bản thân Rondon cũng không chắc làm cách nào mà anh chụp được bức ảnh này vì bối cảnh khá gồ ghề: những viên đạn bay xung quanh khi nó được chụp trong một cuộc nổi dậy của lính thủy đánh bộ tại một căn cứ hải quân gần Caracas, Venezuela mà nhiếp ảnh gia đã phát hiện ra.

 

#5 1973 - The Terror Of War - Nỗi Kinh Hoàng Của Chiến Tranh

 Tác phẩm này còn có nhiều tên gọi tiếng Việt khác như "Em bé Napalm"

 

 

Image credit: Nick Út

Nhà báo/Nhiếp ảnh gia Nick Út bắt đầu chụp ảnh từ năm 16 tuổi. Dù bị thương nặng 3 lần, ông vẫn không ngừng đưa tin về Chiến tranh Việt Nam và đoạt giải với bức ảnh chụp cô bé Phan Thị Kim Phúc 9 tuổi đang khỏa thân chạy về phía người cầm máy ảnh phía sau một người miền Nam sau đợt dội bom napalm. Sau đó, Nick Út đã đưa cô bé và những đứa trẻ khác đến bệnh viện, nơi cô ở lại điều trị 14 tháng, trải qua 17 cuộc phẫu thuật, trước khi được trở về nhà.

 

 

 

Bác Nick Út - hay Huỳnh Công Út là một nhà báo ảnh của trang báo AP - Associated Press. Công chúng có lẽ sẽ biết nhiều tới bác là tác giả của bức ảnh "Em bé Napalm", ghi lại hình ảnh cô Nguyễn Thị Kim Phúc chạy khỏi một trận thả bom napalm khốc liệt, quần áo đã bị cháy hoàn toàn.

Tìm hiểu sâu hơn về lịch sử tác phẩm, bạn sẽ thấy đây là một bức ảnh phóng sự cực kì nổi tiếng, có tác động mạnh tới phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Với tầm ảnh hưởng lớn lịch sử, bức ảnh này đã giành cho Nick Út giải thưởng danh giá Pulitzer cho lĩnh vực báo chí. Lúc nhận giải, Nick Út mới chỉ 21 tuổi, trở thành người trẻ tuổi nhất tính tới thời điểm hiện nay nhận được giải thưởng này.

 

#6 “Coretta Scott King” 1969

 

 

Image credit: Moneta Sleet Jr.

Một bức ảnh chụp Coretta Scott King và con gái Bernice trong khoảnh khắc đau buồn trong đám tang của nhà hoạt động nhân quyền  Martin Luther King. vào tháng 4 năm 1968 được chụp bởi Moneta Sleet Jr.

Một ngày trước vụ ám sát, Martin Luther King khẳng định với người hộ tống ông rằng ông không sợ chết và sự áp bức chủng tộc có thể bị đánh bại trong tương lai. 

Mục sư Martin Luther King là một hình tượng người lãnh đạo phong trào dân quyền bất bạo động, chủ nhân giải Nobel hòa bình và là viên gạch đặt nền móng cho bình đẳng sắc tộc tại Mỹ. Martin chính là một trong những nhà hoạt động nhân quyền có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ. Trong suốt cuộc đời của mình, ông King đã đấu tranh cho lí tưởng và ghi dấu ấn đặc biệt vào lịch sử nhân loại.

Ông đi vào lịch sử nhân loại với nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài diễn văn "Tôi có một ước mơ" được đọc ở Washington vào ngày 28-8-1963. Một giấc mơ mà ở đó "những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà". 

 

#7 1944 “Homecoming.”

 

 

Image credit: Earle Bunker - Trở Về

Để chụp được bức ảnh “Homecoming”, Earle Bunker đã phải kiên nhẫn hơn 24 giờ, chờ đợi chuyến tàu mà Trung tá Robert Moore trở về sau khi phục vụ trong Thế chiến 2. Sau 16 tháng xa gia đình, người lính đã được đoàn tụ với người thân và Bunker đã ghi lại khoảnh khắc đó.

 

#8 1976 “Fire Escape Collapse”

 

Image credit: Stanley Forman

Giải Pulitzer dành cho bức ảnh của Stanley Forman đã làm khoảnh khắc này trở thành bất tử ngay khi một cô gái 19 tuổi và đứa con gái đỡ đầu (hai tuổi) của cô rơi xuống từ lối thoát hiểm trong một căn hộ đang cháy ở Boston, điều này đã dẫn đến bộ luật thoát hiểm mới đối với các đám cháy ở Mỹ. Cô bé sống sót sau cú ngã khi tiếp đất với người mẹ đỡ đầu, người đã chết vài giờ sau đó vì đa chấn thương.

 

#9 1954 - "Rescue On Pit River Bridge"

 

 

Image credit: Virginia Schau - “Giải Cứu Trên Cầu Sông Pit”

Người phụ nữ đầu tiên và là nhiếp ảnh gia nghiệp dư thứ hai nhận giải thưởng Pulitzer về Nhiếp ảnh, Virginia Schau, đã chụp một bức ảnh đầy cảm xúc  bằng chiếc máy ảnh Kodak Brownie chỉ còn hai lần phơi sáng trên cuộn phim. Khi cô đang đưa cha mẹ đi câu cá trong một ngày, họ đã chứng kiến một vụ tai nạn xe tải khiến chiếc taxi bị treo lủng lẳng cách cầu Pit River hơn 12m. Một trong những người đã giúp cứu các tài xế thực sự là chồng cô.

 

#10 1951 "Flight Of Refugees Across Wrecked Bridge In Korea" 

 

 

Image credit: Max Desfor -  Chuyến bay của những người tị nạn qua cây cầu đổ nát ở Hàn Quốc

Max Desfor đang làm nhiệm vụ nhiếp ảnh gia đi cùng quân đội tiền tuyến của Mỹ trong cuộc chiến giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1950, khi đang lái xe quanh Bình Nhưỡng, ông để ý thấy một cây cầu bị đánh bom có hàng trăm người tị nạn chiến tranh đang cố gắng vượt qua phía bên kia sông Taedong. Trời rất lạnh và Max nhớ lại rằng anh gần như không thể nhấn nút chụp vì nhiệt độ lạnh cóng.

........................

*Giải thưởng Pulitzer do nhà báo Mỹ Joseph Pulitzer thành lập từ năm 1917, được đánh giá là giải thưởng báo chí danh giá hàng đầu tại Mỹ. Người chiến thắng mỗi hạng mục nhận giải thưởng trị giá 15.000 USD (khoảng 345 triệu đồng).

Joseph Pulitzer, chủ bút báo New York World đề nghị giải này trong di chúc của ông viết năm 1904. Khi đó ông có đề ra 13 giải: 4 cho báo chí, 4 cho văn học, 4 cho sân khấu và 1 cho giáo dục. Nhạy cảm với sự thay đổi, Pulitzer có lập ra một hội đồng tư vấn có quyền thay đổi nội dung giải thưởng. Từ năm 1917, giải được trao vào tháng 4 hàng năm bởi hiệu trưởng trường Đại học Columbia. Một phong bì 15.000 đô la (trước năm 2017 là 10.000 đô la) được tặng kèm theo giải thưởng. Hiện nay, giải Pulitzer có tới 21 nội dung: một số thể loại phóng sự, biên tập, biếm họa, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, tiểu sử, sân khấu, thơ và âm nhạc.

Joseph Pulitzer sinh năm 1847 ở Hungari, cha là người Do Thái, lái buôn ngô, mẹ người Đức. Năm 1864, ông di cư sang Mỹ, gia nhập quân ngũ và ở phía quân đội các nước miền Bắc trong cuộc nội chiến ở Mỹ.

Sau một thời gian làm công việc bồi bàn, cửu vạn và công nhân trong một nhà xuất bản, năm 1883, Pulitzer đến với nghiệp báo chí bằng việc mua rẻ tờ nhật báo đang bị phá sản New York World. Kinh doanh báo chí là ý tưởng táo bạo và sự sáng tạo độc đáo trong ý tưởng này của Pulitzer là nội dung tập trung hoàn toàn vào chuyện giật gân, bê bối và tai tiếng, lạ kỳ và bất ngờ, vào chuyện tình dục và tội phạm, vào bi kịch cá nhân và thảm hoạ đủ các loại.

Giàu có nhưng địa vị xã hội vẫn rất thấp hèn trong con mắt của Pulitzer. Đấy chính là điều khiến Pulitzer không thấy sung sướng và hạnh phúc với mức độ giàu sang đạt được. Pulitzer lâm vào trầm cảm và bị mù. Năm 43 tuổi, Pulitzer từ bỏ hết mọi công chuyện kinh doanh. Năm 1911, Pulitzer qua đời.

Trong di chúc, ông dành 2 triệu USD cho Trường Đại học tổng hợp Columbia để xây dựng khoa báo chí và một giải thưởng báo chí. Ngầm ý ở đây là từ nay, cái tên Pulitzer không còn hiện thân cho báo chí tầm phào rẻ tiền nữa mà là biểu tượng cho chất lượng vinh quang và đỉnh cao nghề nghiệp. (Trích chú thích: Baodantoc)

Tham khảo Boredpanda

DuyTom YouTube channel

 


Related Articles