CÁCH NÂNG TẦM KHẢ NĂNG CẢM THỤ ẢNH

Mặc dù bạn có thể rất vui khi chụp được một bức ảnh xuất sắc về mặt kỹ thuật, nhưng có một lập luận mạnh mẽ rằng một bức ảnh thực sự tuyệt vời còn phụ thuộc nhiều nhất vào đôi mắt cảm thụ của người chụp.

 

 

Ảnh: Aditya Chinchure 

PHÁT TRIỂN ĐÔI MẮT - KHẢ NĂNG QUAN SÁT CẢM NHẬN

Mở đầu, tôi xin nhắc tới những câu nói bất hủ của những nhiếp ảnh gia huyền thoại đã minh chứng với vô số tác phẩm để đời.

“Con mắt phải học cách lắng nghe trước khi nhìn” 

Câu nói của 'cây đại thụ' nhiếp ảnh tư liệu Robert Frank (1924) - nổi tiếng với cuốn The American (Người Mỹ) vốn rất có ảnh hưởng tới hội nhiếp ảnh nhờ đem lại một cách nhìn mới về xã hội Mỹ. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia có sự ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.

 

Image credit: Robert Frank 

 “Tôi nghĩ rằng nội dung cảm xúc của một bức ảnh là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là kỹ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều bức tôi thấy thường thiếu đi yếu tố cảm xúc có thể tác động tới người xem hoặc làm cho họ nhớ chúng”

Anne Geddes (1956) - nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những tác phẩm độc đáo và phong cách về các em bé lồng trong các loại hoa, rau, củ, quả. 

 

Image credit: Anne Geddes 

 

 

 Image credit: Anne Geddes 

“Bạn càng được xem nhiều ảnh, bạn càng dễ trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi”

Robert Mapplethorpe (1946 – 1989) - nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với những bức ảnh khổ rộng. Các bức ảnh chân dung đồng tính của ông cũng là chủ đề cho nhiều cuộc tranh cãi tới tận ngày nay.

 



Ảnh chân dung Robert Mapplethorpe

Những câu nói trên đều là những câu nói được đúc rút từ nhiều trải nghiệm, chắt lọc từ vô số khó khăn trắc trở lăn lộn mà các nhiếp ảnh gia danh tiếng thế giới đã đúc kết. Nói một cách đơn giản, đó chính là: Hãy phát triển khả năng cảm thụ của bạn, chụp thật nhiều để có thể "thu hoạch" được những bức ảnh đẹp hơn!

Đúng vậy, cách tốt nhất là chúng ta phải thường xuyên nâng cao khả năng cảm thụ. Nhìn vào những bức ảnh trên tạp chí hàng ngày, báo chí hoặc được treo trong phòng trưng bày. Những bức ảnh bạn thực sự để ý có thể là những bức ảnh bất ngờ - một khoảnh khắc mà có thể không được để ý tới và ai đó có thể bỏ lỡ mãi mãi.

Vì vậy, đối với các nhiếp ảnh gia mới vào nghề - nhưng xác định nghiêm túc - bạn cần cố gắng phát triển khả năng cảm nhận từ đôi mắt - sự cảm thụ của chính mình. 

Hầu hết - và có lẽ là tất cả chúng ta đều rất vui thích, hài lòng và luôn ấn tượng lâu sau khi chụp được một bức ảnh đáng nhớ thì đều có thể nhanh chóng nhận ra một khung cảnh tuyệt vời hoặc một cảnh tượng ngoạn mục tương tự. Đây cũng là lý do tại sao lại luôn có những địa điểm nổi tiếng, các tuyến đường đẹp, các điểm quan sát và các chuyến tham quan trên khắp thế giới có nhiều người check-in.

Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có hàng nghìn bức ảnh giống nhau được chụp ở những nơi giống nhau như vậy, những cảnh đẹp đó dần trở thành các phiên bản copy, sáo rỗng, bởi đó là cùng một khung cảnh mà hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhiếp ảnh gia khác đã chụp trước đó.  

Hãy thử tìm những khía cạnh khác của cảnh, chụp thử nhiều góc. Có thể, bạn sẽ nhìn ra một góc khác lạ, một cái gì đó mà chỉ bạn mới nhận thấy mà những người khác bỏ lỡ. Điều này được thực hiện thường xuyên thì phát hiện sẽ xảy ra một cách tình cờ và bạn sẽ thấy bức ảnh của mình tốt đến mức nào hoặc chưa tốt ra sao khi bạn tải nó lên và bắt đầu chỉnh sửa.

Vì vậy, hãy chụp nhiều ảnh trong mỗi phiên, và sau đó nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc để xem cách cắt xén, điều chỉnh màu sắc và các kỹ thuật chỉnh sửa khác có thể biến một bức ảnh bình thường thành kết quả tuyệt vời sẽ như thế nào.

 

Ảnh của John Getchel; ISO 100, f/8.0, 1/125 giây phơi sáng. 

 

Tiếp theo, bạn cũng cần phát triển khả năng quan sát những khung cảnh rất đỗi bình thường (mà theo bạn nghĩ) bằng con mắt mới mẻ, một cách nhìn khác, một góc khác để phát hiện những vị trí đẹp hoặc điểm bất ngờ ở môi trường xung quanh.

Một ví dụ về bức ảnh chụp trên con đường gốm sứ tại Hà Nội, nơi có hàng nghìn phương tiện giao thông đi qua mỗi ngày. Nhưng có mấy ai để ý một khoảnh khắc đơn giản, góc chụp trùng hợp đơn giản vậy mà đã nhiều giải thưởng ra đời cả trên các cuộc thi thế giới.

 

 

Bức ảnh của Nguyễn Phúc Thành chụp trên con đường gốm sứ tại Hà Nội. Vượt qua rất nhiều tác phẩm dự thi khác, bức ảnh đã đạt giải quốc gia, trong khuôn khổ Giải thưởng Nhiếp Ảnh Thế Giới Sony 2022.

Trích bình luận về bức ảnh của bài viết trên báo Tuổi Trẻ: "Hình ảnh người phụ nữ bán hoa dạo đạp xe qua đoạn đường gốm sứ mang vẻ đẹp tổng hợp, thể hiện được cả nhịp sống hiện đại, sự lắng đọng văn hóa ngàn năm trong từng mảnh gốm, cùng vẻ đẹp bình dị trong một ngày thường ở Hà Nội. Trong tổng số hơn 170.000 hình ảnh từ 211 quốc gia và vùng lãnh thổ, 61 bức ảnh giành chiến thắng "Giải thưởng quốc gia" không chỉ thể hiện vẻ đẹp và sự sáng tạo trong nhiếp ảnh mà còn mang đến cho người xem cảm xúc lắng đọng khi thể hiện được nét đẹp cùng dấu ấn văn hóa quốc gia trong đó." 

 

Một bức ảnh chụp đường phố như này khiến người xem nghĩ gì? Không ít người đã rơi lệ khi thấy ... (Ảnh: internet)

 

Việc bạn chỉ luôn nghĩ tới đi đến một danh lam thắng cảnh nổi tiếng sẵn có thể là một motif quen thuộc và không chắc tạo ra một bức ảnh đặc biệt, đáng nhớ. Tuy nhiên, bạn thử xem có bao nhiêu người chụp ảnh xung quanh nơi mình sống? Có bao nhiêu người chụp ảnh trên đường phố của bạn? Hãy luyện cách phát hiện những cái hay từ những thứ bình thường nhưng lại không tầm thường.

 

 

Ảnh của Andrew Sutherland; ISO 100, f/16.0, 8 giây phơi sáng. 

Quan sát tìm ra góc chụp ở ngay những nơi mình hay đi lại, bạn có thể tìm con đường ít người qua lại hơn trong vùng nước ngược nhìn qua, và xem đôi mắt của bạn đang cho bạn thấy những gì. Hãy nhớ thử thay đổi quan điểm, cách nhìn của bạn; có thể những bức ảnh chụp từ dưới nhìn lên hoặc nhìn xuống thường là những bức ảnh ấn tượng và lạ thường nhất. Hãy thử tìm những góc khác, vì điều đó làm tôi ngạc nhiên khi có bao nhiêu người chỉ nhìn xung quanh mình trong tầm mắt, không bao giờ phát hiện ra kiến ​​trúc và cuộc sống đang diễn ra trên đầu họ.

 

Ảnh của Dávid Sterbik; ISO 100, f/3.1, 1/85 giây phơi sáng.

Khi bạn đã tìm thấy thể loại nhiếp ảnh mà mình yêu thích và có ý nghĩa nhất với bản thân, cho dù đó là phong cảnh, hành động, động vật hoang dã, đô thị, macro hay chân dung hay bất kỳ lĩnh vực nào .. bạn nên tìm hiểu thêm về các kỹ thuật và thiết bị cần thiết để chụp ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, con mắt của bạn và khả năng cảm thụ là yếu tố đầu tiên, quan trọng hơn cả.

Tác giả: Margaret Cranford (alecarte) chụp ở Clevedon, North Somerset ở Vương quốc Anh (redbubble.com/people/magsart). 

 

Tham khảo PictureCorrect


Related Articles