Những bức ảnh gây sốc cho thấy ‘thời trang nhanh’ của phương Tây gây ô nhiễm tràn các bãi biển châu Phi

Nhiếp ảnh gia Muntaka Chasant đã ghi lại hình ảnh hàng tấn quần, áo, đồ móc treo... bị vứt ngổn nang trên một bãi biển ở châu Phi cho thấy tác động nguy hiểm tới môi trường của thời trang nhanh.

 

Quần áo thải bị vứt đầy trên bãi biển (Muntaka Chasant)

 

Trả lời chuyên trang Petapixel, Chasant chia sẻ rằng ông đã "vượt sóng" ở Ghana, một quốc gia tại Tây Phi, để chụp được những bức ảnh mạnh mẽ và kích thích tư duy.

Chasant giải thích: “Tôi đã phải ngâm mình xuống nước để ghi lại hầu hết các cảnh tượng khiến chính bản thân mình cũng kinh ngạc."

"Ghi lại những bộ quần áo bị vứt bỏ là một phần trong trọng dự án dài hạn của tôi về tình hình rác thải, cuộc sống khó khăn của con người nơi đây, sự biến đổi khí hậu, vấn nạn môi trường - để làm nổi bật những tác động xấu đang diễn ra và gánh nặng từ 'thời trang ăn liền'.”

Thuật ngữ thời trang nhanh, hay còn được gọi là thời trang ăn liền (tiếng Anh: Fast Fashion) được nói tới các quy trình sản xuất cực kỳ nhanh và rẻ tiền đang diễn ra trong ngành công nghiệp may mặc phương Tây.

Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), năm 2018, 11,3 triệu tấn hàng dệt may đã được đưa vào các bãi chôn lấp và 3,2 triệu tấn được đốt, thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Một nghiên cứu do thương hiệu Labfresh công bố cho thấy, 57,1% chất thải thời trang từ 15 quốc gia trên khắp EU được đưa vào các bãi chôn lấp.  Còn theo một báo cáo của tổ chức WRAP của Anh, có tới 350.000 tấn quần áo (ước tính trị giá 140 triệu bảng Anh) đã qua sử dụng đổ vào bãi rác mỗi năm ở nước này.

 

Muntaka Chasant

 

 Muntaka Chasant

 

Những bức ảnh đáng lo ngại này được chụp tại thủ đô Accra của Ghana cho thấy hàng đống quần áo ướt sũng đang bị vứt la liệt trên bãi cát. Nhiều mặt hàng được cho là đã có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, cũng như các quốc gia giàu có khác.

Ghana là quê hương của ngành công nghiệp quần áo cũ phát triển mạnh, nơi quần áo phương Tây không mong muốn được vận chuyển để bán lại và tái sử dụng - nhưng các quốc gia châu Phi đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu.

 

 Quần áo bị vứt thành bãi ở Muntaka Chasant

 

 Quần áo bị vứt la liệt đầy bãi biển ở Muntaka Chasant

 

 Quần áo bị vứt la liệt trên bãi biển ở Muntaka Chasant


Những sản phẩm may mặc, được người dân địa phương gọi là “Obroni W’awu” tạm dịch là “quần áo của người da trắng đã chết”, được tặng bởi những người phương Tây có thiện ý và người dân địa phương sẽ nhận chúng với hy vọng họ tìm ra một vài mặt hàng chất lượng tốt để bán. Bất cứ thứ gì họ không thể bán được đều bị đổ trên bờ sông Odaw, điều này thật không may lại đồng nghĩa với việc hủy hoại môi trường.

Có tới 40% quần áo bị bỏ đi được đưa đến bang Tây Phi cuối cùng bị vứt bỏ theo cách này và vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn vì thiết kế trang phục mới lạ và các mặt hàng thời trang nhanh kém chất lượng ngày càng tăng. Nó cũng có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực dệt may và thiết kế của chính Ghana khi các thương nhân địa phương không thể cạnh tranh với làn sóng quần áo giá rẻ tràn vào từ nước ngoài.

Chasant đã sử dụng chiếc máy bay không người lái DJI Air 2 để chụp ảnh các bức ảnh trên không và máy ảnh Sony a7R III gắn ống kính 24-105mm f/4.

Nhiếp ảnh gia đến từ Ghana này tập trung vào “các tác động từ sự phát triển của các đô thị, địa lý rác thải, tương tác giữa con người với môi trường và những thách thức mới và đang nổi lên”.

Ông muốn tập trung vào các vấn đề ở thành phố Accra, cho thế giới thấy tình trạng ô nhiễm ở những nơi như đầm phá Korle, nơi hàng ngàn chất thải nhựa sử dụng một lần được đổ đi và tràn ra đại dương. 

Thị trường thời trang nhanh đã có nhiều tác động và giúp ngành công nghiệp thời trang thế giới phát triển vượt bậc và điều này cũng dẫn tới những tác động cực xấu tới môi trường. Hiện công nghiệp thời trang được xem là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành dầu mỏ. Nó gây ra 10% lượng khí thải carbon toàn cầu do năng lượng được sử dụng trong sản xuất và vận chuyển.

Mời truy cập trang web của Chasant để xem thêm công việc của nhiếp ảnh gia này.

Theo Petapixel/Hoilhpn


Bức ảnh gấu Bắc cực đang lê lết sắp chết đói thay lời cảnh báo về khí hậu trái đất của National Geographic

2.292 cây xanh tham dự buổi biểu diễn hòa nhạc tại Barcelona

Bức ảnh "Cá hút thuốc" gây tranh cãi đạt giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương 2021

Chụp chân dung siêu thực với hơn 1,8 nghìn cân phế thải điện tử

Những bức ảnh môi trường ấn tượng của năm 2019

Ảnh chụp từ vệ tinh lộ rõ các “vết thương” đáng sợ trên trái đất

 

Related Articles