Ảnh ngược sáng - nghệ thuật tạo hình kỳ diệu trong nhiếp ảnh

Hình khối nổi bật của chủ thế trên phông nền sáng với nhiều mức độ & cách thể hiện khác nhau là những yếu tố quyết định cảm xúc của một bức ảnh ngược sáng. Đây là phương pháp hiệu quả thường được dùng tạo điểm nhấn thể hiện chân dung cuộc sống, tâm trạng...

 

 Đánh bắt cá buổi sớm. Ảnh: Lý Hoàng Long/National Geographic

Nói về nghệ thuật chụp ngược sáng, hay còn có tên gọi Silhouette, là phương pháp chụp hiệu quả mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng để tạo điểm nhấn vào phong cảnh xung quanh, mô tả cuộc sống hoặc tập trung vào tâm trạng...

Sự nổi bật ấn tượng một hay nhiều chủ thể mẫu sắc nét trên một phông nền sáng đẹp đã khiến thể loại ảnh này trở nên khác biệt với nhiều cách chụp khác. Một bức ảnh Silhouette ẩn chứa nhiều cảm xúc lắng đọng, ấn tượng. Tuy nhiên, yếu tố thực sự quan trọng tác động mạnh tới người xem vẫn là chủ thể ở các tư thế khác nhau ở tiền cảnh.

Nếu người chụp mẫu được tạo hình đẹp, nghệ thuật, cảm xúc thì bức ảnh sẽ thực sự trở nên tuyệt vời. Do đó, để có một bức ảnh đẹp, người cầm máy phải luôn luôn kiên nhẫn. Các nhiếp ảnh gia chuyên về phong cảnh thường phải dành nhiều thời gian tìm kiếm địa điểm phù hợp, góc chụp cho hình ảnh sắc nét và sinh động trong tự nhiên và thậm chí họ còn phải chờ nhiều giờ chỉ để chụp được đúng khoảnh khắc, đúng thời điểm. Hơn nữa, bạn hãy thử sáng tạo thay đổi góc máy, thành quả nhận được sẽ có khác biệt ngay đó.

 

 

 Cây ở hồ thủy điện Sông Hinh. Ảnh: Huỳnh Lê Viễn Duy.


Tất nhiên không phải điều kiện ánh sáng nào cũng cho ta một bức ảnh silhouette hoàn hảo. Bạn nên khéo léo chọn lựa, tốt nhất bạn nên chọn hậu cảnh và chủ thể có sự chênh lệch về độ sáng cao một chút. Nếu như độ tương phản quá ít, khi thực hiện hậu kỳ giảm sáng để chủ thể trông đen hơn thì hậu cảnh cũng sẽ bị kéo tối hơn gây mất chi tiết. Còn nếu chênh sáng quá nhiều lại khiến tiền cảnh quá tối và khó tạo độ tương phản giúp nổi bật lên những chi tiết cần thiết.

Đo sáng là kỹ năng quan trọng nhất khi chụp ngược sáng. Việc muốn một chủ thể tối ở giữa khung hình sẽ tạo ra vài bất lợi cho việc đo sáng. Trong ví dụ ở ảnh trên, người chụp nên đo sáng vào phía nền trời không có cây trong khung ảnh, nhấn nút chụp xuống một nửa và nhấn nút “Auto Exposure lock” để 'khóa' tham số phơi sáng. Cuối cùng, điều cũng quan trọng là sắp xếp bố cục hình ảnh theo đúng ý tưởng người chụp và ấn nút lại.

Theo Vnexpress/YouCanNow

Related Articles