Tiết lộ cách một số bộ phim kinh điển sử dụng "Quy tắc ba màu" tập trung sự chú ý của người xem

Vượt ra ngoài giới hạn kiến thức nhiếp ảnh, bạn còn có thể học được nhiều điều về lý thuyết màu sắc từ những tác phẩm điện ảnh tuyệt vời để ứng dụng vào chụp ảnh hay đời sống. Trong video, Sareesh Sudhakaran đã giải thích 'quy tắc ba màu' cho thấy cách các bộ phim nổi tiếng thường dùng để khiến người xem không muốn rời mắt.

 

  

 

>> Thủ thuật dịch phụ đề tiếng Việt cho mọi video trên Youtube

 

Chắc chắn bạn cũng đã từng xem dù chỉ một lần những bộ phim hay kinh điển, chúng trông đẹp mắt và rất thu hút phải không? Nhưng có lẽ ít người để ý rằng những bộ phim trong số đó cũng tuân theo thứ gọi là Quy tắc ba màu. 

 

 

Ảnh chụp màn hình minh họa từ bộ phim "bom tấn" Joker

 

Quy tắc ba màu là gì?

Quy tắc 60-30-10 là một trong những quy tắc kinh điển, thường đúng về mặt thẩm mỹ, phù hợp với tất cả các phong cách người chụp ảnh hoặc thiết kế nội thất chọn. Cụ thể, trong quy tắc này bạn sẽ sử dụng 3 màu sắc theo tỷ lệ phần trăm là 60-30-10.

Đầu tiên, bạn chọn màu sắc chủ đạo cho không gian và nên thiết kế sao cho tông màu đó chiếm khoảng 60% nơi chụp. Tiếp theo là màu sắc thứ cấp, thường sẽ đậm hơn một chút và chiếm khoảng 30% không gian. Cuối cùng màu nhấn cũng là màu đậm nhất, chiếm 10% còn lại. 

Tóm lại, bạn sẽ có ba màu quan trọng trong bức ảnh/video:

  • Khoảng 60% khung hình là màu chủ đạo hoặc màu chính.
  • Khoảng 30% là màu phụ.
  • 10% cuối cùng là màu tạo điểm nhấn.

 

 

Ảnh minh họa từ tác phẩm điện ảnh nổi tiếng "Joker"  đạt giải thưởng danh giá Oscar

 

Hướng dẫn và phân tích về lý thuyết màu sắc trong video của Sudhakaran có cách tiếp cận khá đơn giản. Anh ấy chọn vài bộ phim được giới phê bình đánh giá cao như Joker, Her, Amelie và Drive, đồng thời cho bạn thấy cách nhà quay phim, DOP và biên tập viên sử dụng cái gọi là “Quy tắc ba màu” để tập trung sự chú ý của khán giả vào câu chuyện. 

 

 

 

Quy tắc cơ bản 

Bạn có ba màu quan trọng trong khung hình: khoảng 60% là màu chủ đạo (màu chính), khoảng 30% là màu phụ và 10% cuối cùng là màu nhấn mạnh. Ví dụ, trong bộ phim Her (một bộ phim lãng mạn hài hước xen lẫn chính kịch Hoa Kỳ), Sudhakaran xác định màu chính là nâu, màu phụ là đỏ và màu nhấn là màu xanh lam.

 

 
 
Tại sao quy tắc ba màu lại quan trọng? Bạn đơn giản hóa quá trình kể chuyện, bởi vì màu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng. Lý do thứ hai là bạn có thể cô lập các nhân vật của mình và giúp khán giả tập trung sự chú ý của họ vào các nhân vật chính của bạn và không bị phân tâm bởi bối cảnh.

 
 
 
 
Ở khung hình trên, màu xanh lam được dùng làm màu nhấn. Màu đỏ rõ ràng là màu quan trọng nhất của bộ phim, nhưng chủ đạo nhất vẫn là màu nâu. Nó chiếm hầu hết khung hình và nó cho phép chúng ta để ý vào tâm trạng của các diễn viên và màu phụ.
 
 
Bạn có thể thấy quy tắc ba màu đơn giản hoạt động như thế nào trong việc xác định tâm trạng và màu sắc mạnh mẽ cho toàn bộ bộ phim. Tất nhiên, không phải lúc nào điều này cũng dễ dàng mà có được, những tác phẩm điện ảnh tuyệt vời thể hiện sự nhất quán một cách đáng kể. Các lựa chọn phân loại màu sắc mà nhà làm phim đưa ra để duy trì tâm trạng, hướng sự chú ý của khán giả và đôi khi nói rõ toàn cảnh những gì đang xảy ra, sử dụng màu sắc làm phương tiện tin nhắn đó. 
 
Màu sắc là một công cụ tâm lý quan trọng để làm phim. Nhìn ra thế giới xung quanh chúng ta. Hầu hết các sản phẩm bình thường hầu như có màu sắc trung tính. Đó là bởi vì các công ty muốn bán cho nhiều người nhất và không muốn màu sắc là yếu tố quyết định. Apple iphones là một ví dụ tuyệt vời. Có một lý do chính đáng tại sao nó chủ yếu là bạc, xám và vàng.

Video hướng dẫn trên là một lời nhắc nhở thú vị về vai trò mạnh mẽ của màu sắc trong việc đưa một loạt tác phẩm — hoặc thậm chí một bức ảnh — hợp lại với nhau thành một tổng thể gắn kết.

Cách tiếp cận sử dụng màu sắc của mọi người sẽ (và nên) khác nhau, nhưng nếu bạn đang cố gắng phát triển một “phong cách” cá nhân, sẽ thật không khôn khéo nếu như bạn chỉ chú ý kỹ đến những thứ như thể loại, bố cục, ánh sáng, tư thế, đạo cụ, hoặc thậm chí thương hiệu máy ảnh, và coi màu sắc như một yếu tố ngoài lề.

Như Harry Gruyaert vĩ đại đã từng nói, "nếu bạn chụp bằng màu sắc, thì đó phải là điều đầu tiên."

Khi bạn muốn sự sáng tạo và cảm xúc làm trung tâm, bạn sử dụng màu sắc - bạn có thể thêm màu sắc có sắp xếp vào bất cứ thứ gì và nó ngay lập tức mang cá tính riêng.

 

Theo LaughingSquid/Mimicnews/Wolfcrow

Related Articles