Bức ảnh lay động với câu chuyện ứa nước mắt về nghề bị coi thường & cho là bẩn thỉu nhất thế giới

Đây là bức ảnh đã đạt tới hơn 600 nghìn like trên fb của nhiếp ảnh gia và câu chuyện ứa nước mắt về nghề bị cho là bẩn thỉu nhất thế giới: Vì miếng cơm manh áo, có chui xuống cống thì những người đàn ông ấy cũng cam lòng nhưng họ lại có nghĩa cử vô cùng cao đẹp.

 

 

Bức ảnh người đàn ông da đen cháy nắng với đôi mắt đỏ đục ngầu đã từng "gây bão" mạng xã hội, đặc biệt với câu chuyện phía sau. Tên của ông ấy là Idris, một người lao động nghèo ở Bangladesh làm nghề dọn cống để lo cho 4 đứa con ăn học.  

 

Một số người có thể đang chán ghét công việc hàng ngày của mình có lẽ sẽ nghĩ lại sau khi xem những bức ảnh về công việc được cho là kinh tởm và tồi tệ nhất trên toàn thế giới mà những người đàn ông lam lũ này đang phải làm hàng ngày để nuôi gia đình.

Những người đàn ông Bangladesh thực sự ngụp lặn trong các vũng chất thải của con người để kiếm sống. Công việc này giúp họ kiếm được ít hơn 300 bảng Anh (390 USD - khoảng 8,87 triệu vnđ) một tháng, báo The Sun cho hay. 

 


Một nhân viên thông cống của Tổng công ty vệ sinh thành phố Dhaka đang dọn dẹp hệ thống cống rãnh của thành phố vào ngày 03 tháng 5 năm 2017 tại Dhaka, Bangladesh. (Barcroft Media)

Cái nghề vất vả nhất thế giới


Công việc chính của những 'anh hùng thầm lặng' này là thông tắc các đường cống thoát nước của thành phố. Là nhân viên của Tổng công ty thành phố Dhaka, những người đàn ông này dễ dàng sở hữu một trong những công việc ít được mong muốn nhất trên thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Không có bất kỳ bộ quần áo đặc biệt hoặc thiết bị bảo hộ an toàn nào, những người dọn dẹp cống ngầm giấu tên lặn xuống các hố ga chỉ với một chiếc quần đùi và tìm đường vào sâu trong đống rác rưởi chỉ bằng một cây gậy. Bằng tay không, họ thông tắc cống thoát nước ở thủ đô Bangladesh, thành phố có hơn 14 triệu cư dân.

 

 

 


Việc làm này có vẻ khá kinh đối với nhiều người,nhưng đó là nỗ lực vĩ ​​đại giúp ngăn chặn lũ lụt thường hoành hành ở thành phố Dhaka sau các trận bão và mưa lớn.

Điều mà khiến cộng đồng nể phục hơn sau khi biết được câu chuyện chia sẻ về nghĩa cử cao đẹp của những con người làm công việc bị chê là dơ bẩn và bị coi thường này là tấm lòng cao cả đẹp như bông hoa sen sống trên bùn lầy của họ. 

Người đàn ông với đôi mắt đỏ đục trong bức ảnh tạo sóng lan truyền mạng xã hội dưới đây là ông Idris, lao động nghèo ở Bangladesh. Ông làm công việc này để lo cho 4 đứa con ăn học.

Nghề thông tắc cống ở Bangladesh bị coi là công việc vất vả và bẩn thỉu nhất trên thế giới. Những người công nhân phải làm việc trong môi trường ô nhiễm cực ghê trong những cái cống thoát nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối, dễ mắc bệnh truyền nhiễm mà lương thì quá thấp.

 

Tình người cao đẹp

Cuộc sống chật vật là vậy nhưng ông bố nghèo Idris đã giấu kín công việc của mình với gia đình vì sợ nếu các con biết sự thật sẽ cảm thấy hổ thẹn với bạn bè. Ông làm việc quên mình không một lời kêu than, mong sao các con không bận tâm lo nghĩ gì mà tập trung học cho tốt. Để mấy đứa con không nghi ngờ, mỗi khi đi làm về, ông đều qua nhà tắm công cộng tắm rửa sạch sẽ gột sạch mùi hôi thối bám vào người.

Tuy nhiên, một bất ngờ xảy ra, sau sự việc đó khiến ông quyết định công khai sự thật cho các con mình biết. Nhiếp ảnh gia GMB Akash đã giúp ông giãi bày tâm sự giấu kín bao lâu nay và tin anh đưa trên facebook cá nhân đã khiến bao trái tim rung động.

"Tôi chưa bao giờ chia sẻ với các con về công việc của mình. Tôi sợ chúng cảm thấy xấu hổ vì tôi. Khi con bé út hỏi tôi làm nghề gì, tôi thường ngập ngừng rồi nói rằng tôi là một người lao động. 

Trước khi về nhà mỗi ngày, tôi qua tắm sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng nên chúng không biết công việc thực sự của tôi. Tôi muốn các con được đến trường học và hưởng sự giáo dục tốt nhất để chúng được ngẩng cao đầu trước bất kỳ ai. Tôi không bao giờ muốn người khác coi thường các con mình giống như cách người đời vẫn nhìn tôi. Họ luôn khinh rẻ tôi.  

Tôi dồn từng xu kiếm được cho các con ăn học. Tôi không dám mua gì dù một cái áo mới mà dùng tiền để mua sách cho chúng.

Một ngày trước hôm con gái út được nhận vào đại học, tôi không thể xoay xở đủ tiền phí nhập học cho con. Cả ngày hôm đó, tôi chả thể làm được việc gì. Tôi ngồi bên đống rác, cố giấu đi những giọt nước mắt lo lắng, tủi hổ. Những người làm cùng đều nhìn tôi nhưng không ai nói lời nào. Tôi cảm thấy mình thật thất bại và rất đau lòng và không biết phải đối mặt với con gái mình ra sao khi trở về nhà. Tôi sinh ra trong gia đình nghèo và khi đó tôi nghĩ rằng mình đã là người nghèo thì sẽ chẳng bao giờ được đón nhận điều tốt đẹp.

Sau giờ làm việc, những anh em làm cùng đến ngồi bên cạnh tôi và hỏi tôi có coi họ như anh em không. Tôi chưa kịp thốt nên lời thì mỗi người đã dúi vào tay tôi số tiền công một ngày của họ. Khi tôi cố gắng từ chối thì nhận được câu động viên: 'Hôm nay không ăn thì chúng tôi cũng chẳng chết đói được, nhưng con gái anh phải được đi học đại học'. Cổ họng tôi nghẹn ứ lại. 

Hôm đó tôi không tắm. Tôi trở về nhà trong bộ dạng bẩn thỉu, bốc mùi hôi thối đúng nghĩa của một công nhân dọn cống. Tôi quyết định không giấu các con về công việc của mình nữa". 

Đó chính là ngày ông Idris nói cho các con biết nghề nghiệp của mình. Sau đó, ông cũng nói về chuyện các đồng nghiệp của ông đã hi sinh đồng lương vô cùng ít ỏi của họ mà đưa hết bố con ông. Cảm động sau khi biết sự hy sinh của bố dành cho mình, 3 con gái lớn của ông (đã tốt nghiệp đại học và đi làm) quyết không để bố mình phải vất vả thêm. Họ cùng nhau kiếm tiền lo học phí cho em để đỡ đần bố.

Idris sau đó vẫn tiếp tục công việc của mình. Ông kể rằng cô con gái út thường xuyên đưa ông đi làm và mang đồ ăn cho tất cả đồng nghiệp của bố. Khi được hỏi tại sao lại làm vậy, cô đã trả lời: " mọi người đã phải nhịn đói ngày hôm đó để con có được như ngày hôm nay".

Theo Daily Mail, vì không có đủ thiết bị bảo hộ cho các công nhân làm công việc nguy hiểm và ô nhiễm cao như vậy đã gây ra số lượng ca tử vong đáng báo động cho những người thông tắc hố ga trong thành phố.

Image credit: Zakir Chowdhury/Barcroft Media

Theo Nextshark/Medium/kenh14

 

Related Articles