Sức mạnh của tốc độ màn trập thể hiện qua hai bức ảnh

Nhiếp ảnh phơi sáng có thể nói là thứ “gây nghiện” cho dân chụp phong cảnh. Làm sao kiểm soát tốc độ màn trập của máy DSLR để phơi sáng cho hình ảnh được sắc nét & đạt hiệu ứng mong muốn? Tác giả của 2 bức ảnh này là Rowan Sims đã đưa ra so sánh khi chụp cùng một nơi, cùng thời điểm nhưng setting khác nhau đã giúp người xem cảm nhận rõ được sức mạnh của điều tiết phơi sáng. Long Exposure thường tạo ra hình ảnh đẹp mịn màng của chuyển động ví dụ như khiến bọt sóng trông trắng xóa mềm mại như sữa, dòng suối mơ màng sương khói, những vệt sáng kéo dài trên bầu trời hay trên xa lộ...

Bài liên quan: Kỹ thuật phơi sáng cơ bản

 

  

Đặt cửa trập mở trong thời gian từ vài giây đến vài phút sẽ mở ra một thế giới hoàn toàn mới với mắt nhìn của con người mà bình thường thì bạn không thể thấy được. Kỹ thuật này còn có thể làm cho một đám đông người biến mất, chụp vệt sáng tuyệt đẹp của các ngôi sao băng qua bầu trời đêm, hoặc chụp các đợt sóng biển thành như làn khói trắng mịn màng. Ngược lại, nếu đặt tốc độ màn trập nhanh hơn còn có thể “đóng băng” các chuyển động. Rowan Sims sử dụng các kỹ thuật này rất nhiều, đặc biệt là chụp cảnh biển.

Bộ đôi ảnh chụp dưới đây là minh chứng cho sức mạnh của tốc độ màn trập của máy ảnh, với thiết lập thay đổi sẽ tạo ra kết quả hoàn toàn khác. Mặc dù, bối cảnh và vị trí chụp là gần như giống hệt nhau và thời gian bấm máy chỉ cách nhau trong vòng vài phút. Tuy nhiên, nhìn chúng không chỉ khác nhau mà còn khiến đưa lại cho người xem những cảm nhận hoàn toàn khác.

Bức ảnh này cho thấy những tảng đá lớn ở Mt Maunganui, New Zealand đang bị “nuốt chửng” bởi những cơn sóng nhìn như dải lụa mềm trắng xóa:


Thông số thiếp lập: 1/5s, f/11, ISO 200


Thông số thiết lập: 107s, f/11, ISO 400

 Như bạn thấy ở hai hình trên, thiết lập long exposure 1/5s làm “đóng băng” những đợt sóng trong khi phơi sáng với 107s thì biến sóng biển thành màn sương mơ mộng. 

Tác giả chia sẻ: “Nếu thời gian cần phơi sáng rất dài, để cho bức ảnh đạt hiệu ứng tốt thì cần có thêm kính lọc loại Neutral Density (ND) mà chúng lại khá tối và hạn chế lượng ánh sáng lọt qua ống kính để vào bộ cảm biến của máy ảnh. Cá nhân tôi sử dụng Lee Big Stopper nhưng có một số tùy chọn.” Lần tới, khi bạn chụp cảnh có chuyển động, hãy cố gắng thử nghiệm với các tốc độ màn trập để tạo ra kết quả khác nhau, bạn sẽ thấy nhiều kết quả thú vị.

Về tác giả: Rowan Sims là một nhiếp ảnh gia chuyên về phong cảnh & du lịch, sống tại Mount Maunganui, New Zealand. Bạn có thể tìm thêm các tác phẩm của anh tại website, hoặc theo dõi trên Instagram, Facebook,  Twitter.

 Theo rowansims.com

Related Articles