Facebook thừa nhận sai sau khi gây tranh cãi ở Na Uy do bất ngờ xóa bức ảnh 'Em bé Napalm' 

Facebook đã gây bức xúc dư luận sau khi xóa bức ảnh “Em bé Napalm” trên một tờ báo lớn nhất của Na Uy. Mạng xã hội này đã loại bỏ một bài báo nói về bức ảnh “Cô bé Napalm”, tấm hình mang tính biểu tượng về chiến tranh tại Việt Nam vì được cho là chứa ảnh khoả thân. Số đông người dân Na Uy đã bày tỏ tức giận khi biết Facebook đưa bức ảnh từng gây chấn động thế giới này vào danh sách kiểm duyệt & loại bỏ.

 Vào chiều ngày 10/9, tin vui là sau vụ cấm đăng tải bức hình "Em bé Napalm" gây tranh cãi, Facebook đã nhận lỗi và thừa nhận tác phẩm đoạt giải Pulitzer đó không phải là ảnh khiêu dâm.


Bức ảnh 
nổi tiếng 'Em bé Napalm' của phóng viên chiến trường Nick Út đã chụp từ năm 1972  từng bị Facebook chặn

Sự việc bắt đầu khi tác giả bài báo này là nhà báo nổi tiếng của Na Uy có tên Tom Egaland đã đăng một bài viết trên Facebook nói về vai trò to lớn của nhiếp ảnh có thể tạo tác động đến thế giới với tiêu đề "7 bức ảnh làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh". Trong đó có bức ảnh của phóng viên Nick Út đã chụp cô bé Kim Phúc đang chạy trốn khỏi đợt dội bom vào tháng 6/1972. Thời điểm xảy ra khi ấy là ngôi làng của người dân đang sống đang bị dội bom napalm. Kim Phúc mới 9 tuổi và toàn thân bị bỏng nên cô bé vô cùng hoảng sợ. Trong khi vừa chạy vừa khóc, trên người cô bé không mảnh vải che thân. Bắt kịp khoảnh khắc ấy, bức ảnh của phóng viên Nick Út đã giành giải thưởng danh tiếng Pulitzer.

Tuy nhiên, Facebook cho rằng bức ảnh này không phù hợp với chính sách kiểm duyệt về ảnh nhạy cảm và đã xóa ảnh. Ngay sau quyết định này đã gặp phải phản ứng gay gắt bởi nhiều người Na Uy, và họ liên tục đăng tải lại bức ảnh. Tuy nhiên, Facebook vẫn liên tiếp xóa bỏ ảnh. Việc ngăn cấm đăng ảnh khỏa thân là một trong những biện pháp mà Facebook đang thực thi chính sách ngăn các bức ảnh khỏa thân lan tỏa trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này hiện nay.

Không dừng ở đó, tờ Dagsavisen đã liên lạc & trao đổi với bà Phan Thị Kim Phúc, nhân vật trong ảnh giờ đã 53 tuổi và đang cư trú tại Canada, hiện là một nhà hoạt động vì hòa bình. Bà cũng đã thể hiện thái độ chỉ trích về chính sách kiểm duyệt này của Facebook đối với bức ảnh trên.

Tổng biên tập tờ báo, Espen Egil Hansen, đã viết thư lại cho Mark để phản đối về việc này và cương quyết không xóa bỏ ảnh.

Trích nguyên văn:

“Dear Mark. I am writing this to inform you that I shall not comply with your requirement to remove this picture.”

“I am writing this letter to inform you that I shall not comply with your requirement to remove a documentary photography from the Vietnam war made by Nick Ut,” Hansen writes to Facebook founder and CEO Mark Zuckerberg. “Not today, and not in the future.”

Hansen viết rằng Facebook gửi qua email thông báo cho ông vào hôm thứ tư yêu loại bỏ các hình ảnh vi phạm từ trang Facebook. Các bài viết ban đầu là khoảng 7 bức ảnh làm thay đổi lịch sử chiến tranh. Chưa đầy 24 giờ sau đó, trước khi chưa kịp có thời gian để phản ứng thì Facebook đã xóa các bức ảnh và bài viết chia sẻ từ trang của Aftenposten.

 
Thủ tướng Na Uy, Erna Solberg, chia sẻ những bức ảnh bị kiểm duyệt để phản đối chính sách của Facebook.

"Nghe này Mark, việc này là nghiêm trọng", Hansen nói. "Trước tiên, bạn tạo ra các quy tắc mà không biết phân biệt giữa nội dung khiêu dâm trẻ em và hình ảnh nổi tiếng về chiến tranh. Sau đó, bạn thi hành những quy tắc này mà không cho phép người dùng đưa ra phán xét. Cuối cùng, bạn thậm chí kiểm duyệt những chỉ trích chống lại bạn và cả những cuộc thảo luận về quyết định đó - và bạn trừng phạt những người dám lên tiếng chỉ trích". Hansen cho rằng là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất từ cuộc chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của Nick Út - chính thức được gọi là "Sự khủng bố của chiến tranh" nó giúp thay đổi nhận thức cộng đồng, chấm dứt những cuộc chiến.

Thủ tướng Na Uy, Erna Solberg, cũng chỉ trích Facebook xóa các bức ảnh tương tự từ trang của bà. Nữ thủ tướng cũng chia sẻ một bộ ảnh lịch sử nổi tiếng, trong đó các chủ đề trong mỗi cảnh quay bị kiểm duyệt, đánh dấu bởi một hộp vuông màu đen:

 
Bài viết gốc đã bị xóa khỏi trang Facebook của tờ báo.

Bà Solberg viết: "Tôi muốn các con tôi và những đứa trẻ khác lớn lên trong một xã hội mà lịch sử được dạy đúng như những gì vốn có. Nơi thế hệ tương lai được học hỏi từ các sự kiện lịch sử và có thể nhìn nhận lại những sai lầm. Thời nay, ảnh chụp là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra những khoảnh khắc ấn tượng, nếu bạn hoặc mọi người chỉnh sửa các sự kiện trong quá khứ có nghĩa bạn đã thay đổi lịch sử và bạn thay đổi thực tế." 

Khi đáp lại những lời chỉ trích, Facebook nói rằng việc kiểm soát hình ảnh nhạy cảm là một nhiệm vụ khó khăn, và những gì họ đang làm là để cải thiện các chính sách của mình. "Trong khi chúng ta nhận ra rằng bức ảnh này mang tính biểu tượng, điều đó thực sự khó khăn để tạo ra một sự khác biệt giữa việc cho phép một bức ảnh một đứa trẻ khỏa thân trong trường hợp này và còn nhiều trường hợp khác", công ty cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi cố gắng tìm sự cân bằng giữa việc cho phép mọi người thể hiện bản thân trong khi vẫn duy trì một trải nghiệm an toàn và tôn trọng đối với cộng đồng toàn cầu của chúng tôi."

"Các giải pháp của chúng tôi không phải lúc nào cũng luôn hoàn hảo, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng để cải thiện các chính sách của mình và các cách thức mà chúng tôi áp dụng."

 Theo petapixel

Related Articles