Bằng chứng cho thấy cảm biến trong Nikon D850 được sản xuất bởi Sony

Cuối cùng cũng có người dũng cảm "phá tung" chiếc máy ảnh Nikon D850 (~80 triệu vnđ) - camera đạt điểm số tuyệt đối trên DxOmark để tìm ra đáp án cho câu hỏi về sự thực nguồn gốc cảm biến bên trong chiếc máy này được công ty nào sản xuất.

Bài liên quan:
Nikon D850 đạt máy ảnh DSLR chất lượng tốt nhất tại DxOmark
So sánh khủng long bạo chúa D850 và 5D Mark IV + 5Ds-R
Sony A7R III ngang hàng với Nikon D850, cùng 100 điểm trên DxOMark
Đập hộp máy ảnh Sony a7R III theo đúng nghĩa đen

 

Gần đây, trên trang Astrocn.org đã đăng một bài khám phá về cảm biến trên Nikon D850, bài viết được đưa bởi ChipMod, super moderators của trang này. ChipMod khẳng định rằng, cảm biến trên D850 chính là do Sony sản xuất chứ không phải do Nikon tự thiết kế và sản xuất hoặc do TowerJazz sản xuất (TowerJazz là nhà cung cấp cảm biến cho các dòng máy Leica) như đồn đại bao lâu nay.

Máy ảnh Nikon D850 sở hữu cảm biến hình ảnh fullframe cỡ 35mm có tính kĩ thuật cao nhất hiện nay, và hãng cũng rất tự hào khi công bố đã thiết kế ra cảm biến này chứ không mua của hãng khác, nhưng Nikon không chính tay sản xuất mà chuyển công việc đó cho Sony.

 

Để đưa ra kết luận trên, thành viên ChipMod đã mở tung chiếc máy ảnh Nikon D850 của mình ra để khám phá các thành phần ở bên trong toàn bộ cảm biến. Ở mặt sau, người xem có thể thấy dòng chữ in "IMX309AQJ". Tất cả những cảm biến CMOS được sản xuất bởi Sony, dù là dành cho máy ảnh hay điện thoại đều có những kí tự đầu là "IMX". Trước đây cũng có bài viết cho thấy nhiều hình ảnh tháo tung chiếc Sony a7R III tuy nhiên khám phá chưa được chi tiết và rõ ràng như bài viết này.

Hiện tại theo đánh giá của DxOmark thì A7R III và Nikon D850 đang là 2 chiếc máy sở hữu cảm biến Fullframe có điểm số cao nhất. Hai chiếc máy đứng đầu bảng là Hasselblad X1D và Pentax 645Z đều là máy ảnh Medium Format, nhưng cũng được đồn đoán là sử dụng cảm biến do chính Sony phát triển.  

Trên thế giới, hiện chỉ có 2 chiếc máy Fullframe có chỉ số điểm DXO ngang nhau đó là chiếc Nikon D850 và Sony A7R III (đạt 100 điểm tuyệt đối). Khi D850 ra mắt, Nikon đã từng tiết lộ đây là chiếc máy DSLR đầu tiên trang bị cảm biến back-side illuminated (BSI) CMOS do chính hãng này thiết kế.

Nói về cảm biến back-side illuminated (BSI) CMOS trên chiếc Nikon D850 này, công nghệ Back-Side Illumination (BSI) mang mạch điện ra phía sau lớp chất nền giúp tăng lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Do Nikon vẫn chưa công bố cảm biến D850 là của ai, chỉ nói là do Nikon thiết kế, nhưng ta có thể thấy nó có một sự giống nhau khi chiếc Sony A7R II hay trên những chiếc A9, A7R III hay A7 III mới cũng sử dụng nó và sau bài này, chúng ta có thể thấy được sự liên quan giữa chúng như thế nào.


Thông tin tiếp theo là Nikon bắt đầu sử dụng cách gắn IC mới với tên gọi là AQJ, tức là thiết kế cảm biến được gắn cố định trên một khung kim loại có lỗ định vị sẵn chắn chắn, thiết kế này này từng thấy trên Nikon D5600.


ChipMod cũng cho biết, cảm biến của Nikon D850 khác hẳn với cảm biến thấy trên Sony A7R II (IMX251AQL) hay trên A7 III từ cách thiết kế mạch điện cũng như cách đóng gắn.

Đây là thông số được in rõ nét trên cảm biến của Nikon D850 được ChipMod chia sẻ, ta có thể dễ dàng thấy được cụm ký tự IMX309AQJ và 1183456 được in bên cạnh của cảm biến. (Photo: ChipMod/astrocn.org) 

Bạn có thể dùng Google tìm kiếm cụm từ khóa "IMX309AQJ" sẽ thấy được kết quả chính xác là cảm biến do chính Sony sản xuất, bình thường thì các cảm biến do hãng này sản xuất sẽ có tiền tố "IMX" phía đầu trước số hiệu cảm biến. Như vậy, người dùng đã có câu trả lời chính xác về nguồn gốc của thiết bị cảm biến Nikon "mạnh nhất từ trước đến nay" nằm bên trong chiếc máy ảnh D850, một trong những cảm biến được cho là tốt nhất trên thị trường. 


Sony được cho là luôn "để dành" những công nghệ cảm biến tốt nhất để sử dụng trong máy ảnh của chính họ, nhưng có lẽ thiết kế của Nikon cũng đã có thể  đang bắt kịp

Cảm biến Nikon D5600 (IMX193AQJ) và cảm biến Nikon D5300/5500 (IMX193AQK)

 

 

Tổng hợp Petapixel/Nghenhinvietnam/Baomoi               

 

Related Articles