Mang ảnh ra nước ngoài dự thi theo danh nghĩa quốc gia phải xin phép

Tổ chức (bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương) khi đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam phải làm văn bản thông báo. Tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm cũng cần hồ sơ xin cấp phép.

 

 

Tác phẩm Thưởng thức của Việt Văn - giải nhất Pink Lady Food Photographer of the year - Mỹ 

Đây là quy định theo Nghị định mới được ban hành sửa đổi bổ sung về đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi liên hoan. Ngoài ra văn bản phải kèm theo danh sách tác phẩm bằng tiếng Việt, ảnh sẽ dự thi liên hoan có chú thích, thư mời, thể lệ của cuộc thi, liên hoan đã được dịch ra tiếng Việt...

Quy định này chỉ áp dụng với tổ chức, đoàn thể Trung ương đại diện cho quốc gia Việt Nam tại cuộc thi chứ không áp dụng với cá nhân. Theo nghị định 89 đã có hiệu lực, chỉ tổ chức như bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam mới phải nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua bưu chính hoặc qua online một văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

"The Rise of victory", tác phẩm của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt đứng vị trí thứ Tư trong 20 bức ảnh lọt chung kết cuộc thi quốc tế ViewSonic ColorPro 2023 

Từ ngày 12.12, các tác phẩm ảnh dự thi, triển lãm tại nước ngoài với danh nghĩa đại diện cho quốc gia sẽ phải nộp đơn xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, nghị định 89/2023/NĐ-CP ban hành ngày 12.12 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh và nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20.9.2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.

 

Tóm lại, từ ngày 12/12, tổ chức (bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương) đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam phải làm văn bản thông báo. Tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm cũng cần hồ sơ xin cấp phép. 

Nghị định được ban hành ngày 12/12 sửa đổi bổ sung về đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan. Theo đó, tổ chức (bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư) đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua môi trường điện tử một văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cần lưu ý các quy định về thủ tục với tổ chức đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, dự liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam, hay với cá nhân mang ảnh ra nước ngoài triển lãm trong nghị định 89 kể trên không mới. Đây đều được quy định trong nghị định năm 2016. Nghị định mới chỉ bổ sung thêm hình thức có thể gửi hồ sơ cấp phép hay văn bản thông báo online. 

 

Ảnh Vortex of ducks (Vòng xoáy của đàn vịt) giúp nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân đạt giải Á quân hạng mục Mở rộng - Vun đắp môi trường tại Epson International Pano Awards 2023

 

Góc nhìn từ chuyên gia

Từ phía một nhiếp ảnh gia từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, anh Lý Hoàng Long cho rằng việc sửa đổi, bổ sung nghị định không gây ảnh hưởng nhiều đến các nghệ sĩ nhiếp ảnh. Tuy nhiên, khâu chờ đợi kiểm duyệt có thể gây trở ngại trong quá trình tham gia dự thi tại nước ngoài.

Cụ thể, anh cho biết: "Nếu mỗi cuộc thi phải báo cáo và chờ đợi trong 3 ngày thì rất mất thời gian. Năm nay, tôi tham gia 20 cuộc thi, nghĩa là phải mất 2 tháng để được chấp thuận gửi đi, trong khi thực tế, tôi chỉ mất 10 phút để gửi và tham gia bất cứ cuộc thi thuộc quốc gia nào trên thế giới".

Bên cạnh đó, anh Long bày tỏ: "Thực tế, hầu hết các cuộc thi mà tác giả Việt Nam tham gia là thi ảnh nghệ thuật về phong cảnh, du lịch... nên chỉ chọn ảnh đẹp, làm tăng giá trị hình ảnh quốc gia.

Bản thân tôi từng đạt rất nhiều giải mà ảnh chụp ở nước ngoài như Indonesia, Ấn Độ, Myanmar... Vậy cơ quan chủ quản (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ giải quyết như thế nào khi nội dung ảnh hoàn toàn không liên quan đến Việt Nam? Vì có lẽ sẽ rất nghịch lý khi tác giả Việt Nam thay vì giới thiệu cảnh đẹp quê hương mình thì lại đi quảng bá cho nước khác như một giải pháp trung dung". 

Bình luận về nghị định mới, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - nói các quy định đã được xây dựng theo hướng tiến bộ, không "tiền kiểm" với các nghệ sĩ mang ảnh từ Việt Nam ra thế giới dự thi.

Điều này vừa tạo điều kiện cho các nhà quản lý dễ thực hiện nhiệm vụ vừa phù hợp với bối cảnh xã hội và xu hướng quản lý ngày nay.

"Hậu kiểm sẽ giúp chúng ta có thêm điều kiện để quản lý theo cách "lạt mềm buộc chặt".

Hậu kiểm không có nghĩa là không có kiểm tra, kiểm soát mà chỉ là cách chúng ta đưa ra các quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng để từ đó những người thực hành nghệ thuật, các nghệ sĩ biết mình có thể làm gì/không được làm gì, tự do sáng tạo, trưng bày tác phẩm của mình trong khuôn khổ nhất định", ông Sơn nói.

TỔNG KẾT

Theo trang Thư viện pháp luật, tổ chức/cá nhân đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm phải có giấy phép triển lãm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Nếu tác phẩm đó được đưa ra nước ngoài với danh nghĩa đại diện cho Quốc gia thì thẩm quyền cấp giấy phép là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Còn tác phẩm đó không đại diện cho Quốc gia thì thẩm quyền cấp giấy phép là của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Còn nếu nhiếp ảnh gia muốn mang tác phẩm của mình ra nước ngoài triển làm và không đại diện cho Quốc gia thì chị cần thực hiện thủ tục xin cấp phép tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Tổng hợp Hanoionline/Tuoitre/Laodong

Related Articles