Bức ảnh sao băng đẹp khó tin này được vô tình chụp lại khi ngủ

Bức ảnh hoàn hảo chụp sao băng này là một trong những post nổi tiếng nhất của nhiếp ảnh gia Prasenjeet Yadav gần đây, và có lẽ nó cũng là một trong những khoảnh khắc may mắn nhất đời của anh chụp lại được đúng lúc đang đi ngủ ...
 
 
 
Một mảnh thiên thạch màu xanh lục xuất hiện rơi xuống do sự kết hợp giữa quá trình đốt nóng oxy xung quanh và hỗn hợp các khoáng chất bốc cháy khi nó rơi vào bầu khí quyển trái đất
 
Các tay "ngáo ảnh" chắc chắn có không ít lần trèo đèo vượt suốt hay bay hàng nghìn km chỉ để chụp được một tác phẩm mãn nhãn. Nhưng tất cả đều không bằng "ông ăn may vồ ngay đúng lúc" như bức ảnh này đây. Đúng vậy, yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh chính là chụp đúng thời điểm. Đây là bức ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều nhất trong tuần qua của Prasenjeet Yadav bởi nó không chỉ đẹp, lạ mà còn có được khoảnh khắc chụp đặc biệt may hiếm có!
 
Vào tháng 10 năm 2015, sau khi giành được một khoản tài trợ cho các nhà thám hiểm trẻ địa lý quốc gia, Yadav đã đến Bangalore, Ấn Độ và lái xe đến vùng núi gần thị trấn nhỏ Mettupalayam phía nam Ấn Độ để quay một dự án vượt thời gian của anh cho thấy quá trình đô thị hóa ở đây.
 
Yadav đã thiết lập chiếc Nikon D600 với thời gian chụp phơi sáng 15s, cách sau 10s nghỉ. Khi mọi thứ đã xong và để đấy, Yadav đi ngủ.
 
Ngày hôm sau, khi xem lại 999 bức ảnh được chụp trong đêm, Yadav phát hiện ra một quả cầu lửa màu xanh lá cây sáng rực trên bầu trời đã được máy tự động chụp lại.
 
Đây chắc chắn là một trong những bức ảnh đáng nhớ nhất tôi từng có được và cũng là hình ảnh đầu tiên mà National Geographic công bố trở lại vào năm 2016, chuyên gia Yadav viết.
 
 
 
---- Đôi điều vê Prasenjeet  Yadav ----
 
Ban đầu, anh là một nhà sinh thái học phân tử, đã có bằng thạc sĩ về sinh học phân tử và nghiên cứu trong nhiều năm ở Ấn Độ. Nhưng rồi một ngày anh nhận ra rằng niềm đam mê thực sự của mình là kể chuyện, anh cầm máy ảnh, yêu thích chụp ảnh, từ đó trở thành một nhiếp ảnh gia và nhà thám hiểm địa lý quốc gia để thực hiện sở thích riêng với mong muốn giúp phổ biến khoa học sinh thái và bảo tồn tới cộng đồng.
 
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Yadav trên website Instagram.
 
 

Related Articles