Bức ảnh "Cá hút thuốc" gây tranh cãi đạt giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương 2021

Bức ảnh "Cá hút thuốc" gây tò mò này đạt giải thưởng Nhiếp ảnh Ocean Photography 2021 cùng nhiều tác phẩm tham dự khác đều cho thấy cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường biển mà con người đã tác động tới đại dương như thế nào.

 

Con người đã và đang có nhiều tác động nguy hại và tàn phá các hệ sinh thái đại dương, các tổ chức bảo vệ môi trường vẫn tích cực hoạt động mạnh mẽ để kêu gọi, lên tiếng cộng đồng nâng cao ý thức trước khi quá muộn. Nhiều bức ảnh ấn tượng, ý nghĩa và mang thông điệp ý nghĩa đã xuất hiện tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương năm nay.

 


'Con cá hút thuốc'  đạt giải Khuyến Khích: Một con cá đang nuốt đầu lọc thuốc lá.

Nhiếp ảnh gia Steven Kovac cho biết: “Hình ảnh này minh họa vấn đề ô nhiễm môi trường của việc mọi người vứt rác bừa bãi và tác hại có thể gây ra đối với động vật hoang dã”. 

Con cá nhỏ này, Trachinocephalus myops, đã ngoạm một mẩu thuốc lá với suy nghĩ hiện tại đó là thức ăn của nó và bắt đầu nuốt chửng ngay khi thấy. Ngay cả khi đã nuốt hơn nửa điếu thuốc, nó vẫn chưa nhận ra lỗi lầm của mình !! Đây là một trong những tình huống mà tôi cảm thấy phải can thiệp vì tôi không thể tưởng tượng rằng nó sẽ kết thúc tốt đẹp cho con cá nếu nó nuốt xong “bữa ăn” của nó”.

Loài cá xuất hiện trong bức ảnh là Trachinocephalus myops, được một số người gọi là cá thằn lằn mũi cùn, được tìm thấy ở Đại Tây Dương. Những loài động vật này thường dành phần lớn thời gian của chúng dưới đáy biển với đôi mắt trồi lên khỏi cát, nơi chúng ngồi đợi cá và động vật giáp xác. Thật không may, như bức ảnh chứng minh, chúng ham ăn và đã đớp ngay bất cứ thứ gì di chuyển trước mắt.

Dù bức ảnh của Steven Kovacs được trao giải khuyến khích nhưng nó được cộng đồng quan tâm vì có một chi tiết gây tranh cãi khi anh cho biết đã có tác động giúp con cá khi đã can thiệp rút điếu thuốc ra khỏi miệng nó. 

 

 

Bức ảnh đoạt giải Ba cũng do Steven Kovacs chụp: Một con bạch tuộc Argonaut cái đang bơi khi mang theo mẩu rác. 

 

 

Bức ảnh đoạt giải Nhất chụp một con cá chình moray đã chết do bị quấn bởi một dây câu bị bỏ hoang ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ. Imge credit: Kerim Soapcuoglu, bức ảnh đạt giải nhất cuộc thi Nhiếp ảnh Đại dương năm 2021

Con cá chình được tìm thấy đã chết do bị quấn trong tấm lưới đánh cá bỏ lại trên biển, một con rùa màu ô liu bị mắc kẹt vướng vào dây chiếc phao, một con hải sâm đang cưỡi trên lưng một số bọc nhựa, hay một con cá ngựa đang ôm chặt mặt nạ.... và còn rất nhiều tình trạng ô nhiễm đại dương đáng báo động khác.

Một số người đã lập luận rằng đạo đức trở thành một điểm tranh luận khi nhiều yếu tố gây tử vong là kết quả trực tiếp của hoạt động do con người.

Trong khi chứng kiến ​​cảnh một bầy Orcas giết một con cá voi có thể khiến bạn sợ hãi, nhưng cái chết như vậy là một phần tự nhiên của cuộc sống đại dương trong khi để một con vật chết do ăn phải rác của con người là một cái chết có nguồn gốc phi tự nhiên. 

Còn có những loài sinh vật biển bị vướng trong rác thải của con người trôi ra biển hoặc ăn những rác thải đó như túi ni lông, lưới, chai nhựa... và chúng hiếm khi có thể tự giải thoát và kết quả là chết dần chết mòn.

 


 

Bức ảnh đạt giải Nhì: Mòng biển và dây câu bỏ hoang. Nhiếp ảnh gia Galice Hoarau cho biết: "Saltstraumen là một kênh nhỏ có dòng thủy triều mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một nơi lưu trú đa dạng sinh học và một khu bảo tồn biển, nhưng cho phép đánh bắt cá và các điểm có rất nhiều dây câu nằm rải rác. Chúng chính là những cái bẫy đau thương đối với động vật hoang dã, đặc biệt là những con chim biển". 

Mặc dù thoạt nhìn, nhiều bức ảnh lạ mắt khá thú vị và gây tò mò nhưng trên hết nó như một lời nhắc nhở về việc những hành động gây tác hại của con người đang dẫn đến hàng ngàn, hàng triệu cái chết của động vật ngoài đại dương như thế nào. Và nếu không cảnh tỉnh, lâu dần ô nhiễm đại dương sẽ gây tổn hại đến chính cuộc sống loài người, chúng ta đang thấy rõ ràng rằng con người cần phải sớm thay đổi để bảo vệ môi trường sống của mình. 

Theo IFLscience


Related Articles