Liệu Canon có loại bỏ dòng máy không gương lật EOS M và ngàm EF-M?

Gần đây, Canon đã chính thức phát hành máy ảnh APS-C RF-mount. Trên thực tế, họ không chỉ phát hành một -  mà là hai chiếc R7 & R10. Nước đi này có vẻ lạ vì Sony và Nikon đã ra mắt APS-C được một thời gian, nhưng đây chính là vấn đề bởi Canon đã có ngàm EF-M & dòng mirrorless EOS M APS-C. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu Canon sắp loại bỏ dòng EOS M?

 

 

Quay lại một chút về quá khứ, Panasonic và Olympus* đã mở ra kỷ nguyên mới của dòng máy ảnh không gương lật với sự ra đời của Micro Four Thirds và Panasonic G1. Đó là một bước đi táo bạo mà kỳ lạ bắt nguồn từ việc Olympus đã không thành công trong việc chuyển film gốc OM sang kỹ thuật số. Sự thất bại này khiến họ phải suy nghĩ lại về một chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiện đại khi phát hành Four Thirds E-1 vào năm 2003. 

 

Máy ảnh DSLR Olympus E-1 được phát hành vào tháng 10 năm 2003 


Mẫu máy ảnh này được định hướng là sản phẩm chuyên nghiệp được cho vào các nhà báo và các nhiếp ảnh gia chuyên chụp thể thao, nhưng vì một loạt lý do, nó đã không phát huy tác dụng. 'Tua nhanh' về năm 2008, thiết kế Micro Four Thirds không có hộp gương. Nó đã thay thế kính ngắm quang học bằng một kính ngắm điện tử (hoặc màn hình phía sau) và làm như vậy để đơn giản hóa thiết kế vật lý bằng cách cho phép loại bỏ hộp gương và lăng kính 5 mặt.

Mặc dù điều này có vẻ hợp lý với người dùng nhưng có lẽ nhiều 'ông lớn' công nghệ hình ảnh đã nhìn ra hơi muộn, nhưng sáng chế của Panasonic và Oympus đã dẫn đầu về công nghệ vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nước đi của hai hãng này vẫn chưa tạo nên đột phá rõ rệt, các công ty đối thủ cũng đều phát hành một hệ thống không gương lật mới ngay sau đó. 

 

Dòng Canon EOS M và EF-M Mount


Trước đây, Canon hầu như không đoái hoài đến dòng máy không gương lật, sau khi Sony đã vươn tới thành công trên thị trường (2010) rồi Nikon (2011) và Fuji (2012) đều "nhảy" vào thì 'ông lớn' này mới phát hành EOS M vào năm 2012.

Giống như Sony và Fuji, hãng này trang bị máy ảnh với APS - Cảm biến C (hệ số Crop 1.5) để có được sự kết hợp hài lòng giữa chất lượng hình ảnh và kích thước máy ảnh. Điều này trái ngược với Nikon sử dụng cảm biến CX (hệ số Crop 2.7) có vẻ là một ý tưởng hay vào thời điểm đó nhưng lại đặt ra những hạn chế về chất lượng hình ảnh và độ sâu trường ảnh.

Điều đó nói lên rằng, điểm chung của cả Nikon và Canon là góc nhìn của các hãng này đối với máy ảnh không gương lật: đây được coi là những sản phẩm tiêu dùng số đông và đã từng hoàn toàn vắng mặt trong kế hoạch phát triển cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Đã có nhiều mặt bất cập khiến các hãng không quan tâm nhiều đến công nghệ mirrorless, rồi việc triển khai chúng còn nhiều thiếu sót. Hệ thống lấy nét tự động dựa trên độ tương phản tương đối kém và thời lượng pin hạn chế...

Trong khi máy ảnh DSLR đang kiếm tiền rất tốt, kinh doanh đạt đỉnh về giá trị lô hàng vào năm 2012 và trở thành phân khúc máy ảnh lớn nhất vào năm 2013. Vậy mà Canon lại giới thiệu một hệ thống máy ảnh có thể 'ăn thịt' doanh số DSLR béo bở của mình, đồng thời (được cho là) hoạt động kém hơn?


Chiếc máy ảnh Canon EOS M ban đầu được ra mắt vào năm 2012 rất được mong đợi nhưng vẫn có nhiều điểm chưa hoàn thiện


Tất cả đã thay đổi khi Sony giới thiệu full-frame a7 vào năm 2013; đột nhiên những chiếc máy ảnh DSLR cồng kềnh đó có vẻ giống như công nghệ của ngày hôm qua và - mặc dù không hoàn hảo - tương lai cần phải chuyển mình của các ông lớn đã dần trở nên rõ nét.

Tất cả điều này đưa chúng ta nhìn lại dòng máy EOS M và vấn đề chính trong việc chuyển đổi sang hệ thống không gương lật full frame. Ngàm có thông số kỹ thuật tương tự như ngàm E của Sony và được thiết kế cho cảm biến APS-C. Mặc dù bạn có thể ép cảm biến full-frame vào bên trong thiết bị - và Sony đã làm được điều này - nhưng nó có những hạn chế về mặt kỹ thuật so với các loại ngàm được thiết kế đặc biệt cho full-frame, cả ngàm RF của Canon và Nikon Z-mount.

Nếu Canon định sản xuất một hệ thống máy ảnh không gương lật full-frame để thay thế DSLR, thì hãng sẽ không đi theo con đường mà Sony đã đi, mà có thể sẽ bắt đầu từ cái mới để sản xuất những sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chí vừa tốt nhất vừa bền bỉ nhất. Hơn nữa, dòng ống kính hiện có cho EF-M đã biến mất không nhiều và vẫn chỉ ở mức tám. Bắt đầu lại với một loạt mount mới có cảm nhận thú vị hơn nhiều.

Gia nhập hệ thống RF-Mount


Nói đến thời điểm Canon quyết định tập trung phát triển ngàm RF có lẽ là vào khoảng năm 2015 sau khi chứng kiến ​​sự thành công của Sony a7. Nikon và Canon phải đối mặt với một tình huống khó xử: cả hai đều có APS-C và DSLR full-frame, bên cạnh các hệ thống mirrorless riêng biệt, hướng đến người tiêu dùng. Các hệ thống không gương lật chuyên nghiệp mới của họ nên ở dạng nào?

Sony đã chuyển mình mạnh mẽ với các mẫu máy ảnh APS-C và full-frame, với hệ thống ống kính được thiết kế cho từng kích thước cảm biến hoàn toàn có thể hoán đổi cho nhau. Nó tạo ra một hệ thống linh hoạt mà người tiêu dùng yêu thích. Nikon đang cạnh tranh theo, thực hiện giải pháp "ground zero". Họ đã loại bỏ System 1 mirrorless và đã cho hay rằng sẽ nghỉ dần DSLR. Tất cả đều là hệ thống Z, có ASP-C và các dịch vụ full frame. Trên thực tế, công ty đã thể hiện rõ ý định của mình từ rất sớm, khi phát hành máy ảnh Z-system đầu tiên vào năm 2018 (Z6 và Z7), tiếp theo là vào năm 2019 với APS-C Z50.

Trong khi đó, Canon vẫn kiên định với 'câu thần chú' chỉ full-frame và phải đến năm 2021, tin đồn về APS-C mới xuất hiện và các model mới cho đến năm 2022. Và rồi, R7 & R10 đã ra mắt đồng loạt.

 

APS-C nào trong tương lai?


Dòng máy ảnh DSLR EOS đang ở giai đoạn cuối và mặc dù Canon có vẻ rất vui khi tiếp tục sản xuất nhiều model kinh điển cho những người mua có thiện chí, nhưng có lẽ nó cũng không thể tránh khỏi quy luật và rồi cũng đến hồi kết. Việc Nikon rút lui khỏi thị trường DSLR có thể đặt thêm một bước ngoặt cho phân khúc này vì doanh số bán hàng có thể bắt đầu tăng lên một cách kỳ lạ đối với Canon, tuy nhiên, điều đó không có khả năng sinh ra các mẫu máy ảnh mới.

Điều đó khiến EOS M và Canon kiên trì giữ phạm vi hoạt động, ngay cả khi mẫu M50 Mark II vẫn ra mắt trong năm 2020. Có lẽ một trong những lý do cho việc này là chúng bán chạy ở Nhật Bản và thường xuyên đứng đầu Bảng xếp hạng doanh số BCN. Theo đó, hãng này vừa có doanh thu cao vừa nổi tiếng ở thị trường nội địa quan trọng. Họ có kiếm đủ tiền để tiếp tục phát triển chúng không? Việc phát hành hai máy ảnh ngàm RF và một ống kính RF-S cho thấy là không.

Canon dứt khoát phủ nhận thông tin dòng EOS hoặc EOS M sẽ bị ngừng sản xuất. Trong thời gian bao lâu nữa, trường hợp này vẫn còn phải theo dõi tiếp, nhưng chúng tôi sẽ ngạc nhiên nếu người tiêu dùng thấy nhiều mẫu máy ảnh trong phạm vi này vẫn tồn tại qua năm 2025. Đó là tương lai của RF.

Theo Petapixel

*: Sau tình hình kinh doanh khó khăn dài ảnh hưởng bởi dịch Covid19 toàn cầu, hãng máy ảnh Olympus đã thuộc về chủ sở hữu là công ty OM Digital Solutions.

 


......................................................................................

 

[Video] Đánh giá Olympus O-MD E-M10 Mark II 

Related Articles